Đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt: Đạo diễn lễ hội “mát tay” bậc nhất Việt Nam

15 năm theo nghề là ngần ấy thời gian đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt lặng thầm đứng sau sự thành công của rất nhiều chương trình lễ hội cấp quốc gia. Việc khán giả chẳng quan tâm đến ai là đạo diễn chương trình không làm anh buồn. Nhưng sự hào hứng thưởng thức của khán giả lại khiến anh vui khôn xiết

Tháng 3/2017, chương trình khai mạc Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6; và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã tạo nhiều ấn tượng cho những vị khách mời; khán giả trong nước cũng như quốc tế về một bữa tiệc nghệ thuật hoành tráng; mãn nhãn và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. (đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt)

Gần đây nhất, vào cuối năm 2017, chương trình khai mạc và bế mạc Ngày hội Văn hóa; Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII – Bạc Liêu 2017; cũng diễn ra tưng bừng với sự tham gia của hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên; vận động viên quần chúng… của 12 tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ. Người tổng chỉ đạo các chương trình lễ hội hoành tráng ấy; chính là đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt. Nhìn lại bề dày thành tích suốt 15 năm qua; anh được những người trong nghề ưu ái đặt một biệt danh là “gã nghệ sĩ lễ hội”.

Tất cả các chương trình mà đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt thực hiện đều là lễ hội cấp quốc gia; luôn có các nguyên thủ, quan chức cấp cao đến tham dự. Do đó, không chỉ suy nghĩ về đường dây kịch bản; thứ tự các tiết mục biểu diễn, mà anh còn phải chăm chút từng chi tiết từ A đến Z.

Lối cầu thang bước lên sân khấu, khu vực ghế ngồi cho đại biểu, micro đặt thế nào; thậm chí là bình hoa đặt trên bục phát biểu phải được tính toán để không che khuất người đứng phát biểu. Với anh, phần lễ là phần quan trọng. Nếu nghi thức lễ không suôn thì chương trình sẽ không ổn; dù cho phần biểu diễn nghệ thuật sau đó rất hấp dẫn và đặc sắc.

đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt

Khác với những chương trình nghệ thuật thông thường; chương trình lễ hội phải gói ghém hài hòa 3 yếu tố: chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Chính vì thế, người đạo diễn lễ hội không thể sáng tạo một cách tự do. Anh Nguyễn Tấn Kiệt chia sẻ: “Trong cương vị tổng đạo diễn; việc của mình là làm sao đưa được trọn vẹn các yếu tố tuyên truyền; quảng bá thương hiệu, sản phẩm của địa phương đăng cai tổ chức. Song song đó, mình tìm hiểu giá trị cốt lõi của lễ hội là tín ngưỡng; văn hóa, hay kinh tế để gửi gắm một thông điệp chung xuyên suốt chương trình diễn ra”.

Thời lượng cũng là một bó buộc với các đạo diễn lễ hội. Nếu được phép truyền hình trực tiếp trên tivi; đơn cử như VTV, thời lượng tối đa là 75 phút. Nhưng với “gã nghệ sĩ lễ hội” này, anh chỉ cần đặt bút xuống viết; và cân đối tiết mục vừa khít mà không phải câu giờ hay có thêm dự bị.

Rất nhiều người than phiền rằng các chương trình lễ hội khá nặng về hình thức; trình tự và rập khuôn. Đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đã từng rất muốn thay đổi nó nhưng không thể. Anh giải thích rằng: “Một số sự kiện mang tính chất lễ hội đều phải có nghị định; có những yêu cầu bắt buộc về nghi thức mà mình không thể làm khác. Tuy nhiên, vẫn có những phân đoạn xen kẽ hoặc sau phần nghi thức bắt buộc; chương trình vẫn diễn ra với thật nhiều màu sắc, âm thanh lẫn ánh sáng. Đôi khi mình phải đấu tranh; giải thích rất nhiều để có các tiết mục mở màn hấp dẫn trước khi phần nghi thức lễ diễn ra.”

Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6; và Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017; là chương trình khó quên nhất của anh trong suốt 15 năm làm nghề. Anh đùa rằng nó khó quên bởi vì nó… quá khó. Đó cũng là lần thứ 3 liên tiếp anh giữ cương vị tổng đạo diễn cho chương trình. Làm gì để mới mẻ, đột phá và sáng tạo hơn là thách thức khiến anh đau đầu trong một thời gian dài. Và rồi anh nghĩ, nếu mình không thật sự am hiểu văn hóa địa phương; phong tục tập quán người dân tộc, thì không bao giờ tìm thấy được giá trị về mặt tinh thần; và lan tỏa nó trong cộng đồng. Một lễ hội không mang giá trị, thông điệp rõ ràng thì hoàn toàn vô nghĩa.

Với sức lực bản thân, hiện nay anh chỉ dám làm tối đa ba chương trình lễ hội trong một năm.

Những chương trình đã từng làm các năm trước và được mời làm tiếp; tưởng chừng như đỡ mất thời gian nhưng lại mất nhiều thời gian đến… không tưởng. Lương tâm bản thân và trách nhiệm nghề nghiệp; không cho phép anh lấy kịch bản cũ xào lại. Anh luôn tìm tòi những khía cạnh mới nhưng vẫn giữ được bản sắc tinh túy. Để làm được điều này cần nhiều thời gian.

Chương trình được gấp rút thực hiện nhất là Ngày hội Văn hóa Thể Thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ; trong vòng 3 tháng. Với thời gian ngắn như vậy, ê-kíp của anh phải cật lực làm ngày đêm để kịp tiến độ. Anh kể có một ngày trải dài theo con đường quốc lộ. Sáng sớm anh bay từ TP. HCM đi Cà Mau họp, rồi chạy qua Bạc Liệu làm việc. Đầu giờ chiều, anh đi tiếp sang Sóc Trăng để làm việc với các đơn vị tại địa phương. Kế đến là đi phà qua Trà Vinh bàn bạc rồi theo xe về lại TP. HCM lúc trời đã nhá nhem tối.

Ê-kíp của anh cho mỗi chương trình trên dưới 100 nhân sự; có những người lớn tuổi hơn và những bạn rất trẻ. Tuổi tác không là rào cản trong công việc; quan trọng vẫn là làm việc nhóm sao cho hiệu quả nhất.

Trong lúc làm việc chung, đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt rất cần phản biện. Anh nói: “Khi một ý kiến nào đó được nêu ra, một bên bảo vệ quan điểm, phải có một bên phản biện. Chúng ta hãy mạnh dạn để bóc tách mọi vấn đề còn tồn đọng, để rồi giải quyết, hoàn thiện nó ngay.”

Sự nổi tiếng có thể đến với đạo diễn phim hay đạo diễn kịch, còn với đạo diễn lễ hội; những người như anh Nguyễn Tấn Kiệt gần như vô hình. Không ai nhắc đến tên đạo diễn sau sự thành công của mỗi chương trình. Bản thân anh cũng không quan trọng vấn đề đó. Anh xác định việc của mình là đứng sau hậu trường; làm tốt nhất có thể để chương trình diễn ra thành công, đem lại nhiều cảm xúc và lan tỏa đúng thông điệp; ý nghĩa của lễ hội đó.

Thông tin thêm:

Đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt sinh năm 1973 tại Bến Tre. Anh tốt nghiệp Đạo diễn tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 2006.

Anh theo đuổi công việc đạo diễn lễ hội từ năm 2003. Anh được chỉ đạo thực hiện các chương trình lễ hội cấp quốc gia như lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh 2012; lễ diễu binh – diễu hành kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam tại TP. HCM, kỷ niệm 41 năm giải phóng Đà Nẵng, 20 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu…

Sắp tới, anh sẽ làm tổng đạo diễn cuộc thi Người đẹp du lịch đồng bằng sông Cửu Long. đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt đạo diễn Nguyễn Tấn Kiệt

Bài: Trung Võ
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua