Nguyên nhân dẫn đến 15% dân số Việt Nam mắc các chứng rối loạn tâm thần có thể là do thực trạng thất nghiệp, ly hôn, mù chữ, bạo lực, di truyền… Tại hội thảo góp ý cho chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2016–2020, ông Trần Quý Tường (Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh) cho biết đây là vấn đề ngày càng phổ biến nhưng thường không được cộng đồng chấp nhận.
Chưa kể, có đến 80–85% dân số Việt Nam mắc các chứng rối loạn tâm thần dạng nhẹ có thể tự điều trị được. Nhiều cơ sở y tế xã phường ở Việt Nam vẫn chưa tiến hành chẩn đoán và tham gia quản lý các bệnh nhân rối loạn tâm thần ở địa phương.
Những người mắc chứng rối loạn tâm thần cũng không muốn đến khám ở các cơ sở y tế vì tâm lý ngần ngại sợ bị cộng đồng kỳ thị. Đây thường là những đối tượng gặp nhiều khó khăn với các cú sốc tinh thần quá lớn như bị bỏ rơi, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, hôn nhân tan vỡ, mất mát người thân…
Theo thống kê, có đến 2/3 bé gái và 30% bé trai khuyết tật về trí tuệ và phát triển đã bị xâm hại tình dục trước 18 tuổi. Tỷ lệ dân số Việt Nam mắc các chứng rối loạn tâm thần chính là hồi chuông báo động để chúng ta sớm có các chiến lược dự phòng. Đồng thời, mỗi người dân cũng cần nhận thức các triệu chứng rối loạn tâm thần và mạnh dạn đến các trung tâm y tế hoặc bác sỹ chuyên khoa để điều trị trong thời gian sớm nhất.
Tiếp Thị Gia Đình