Đái tháo đường ở trẻ: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tỷ lệ đái tháo đường ở trẻ có xu hướng tăng. Vì sao trẻ lại mắc bệnh mạn tính này? Cách chăm sóc trẻ thế nào cho đúng?

Đưa trẻ bị tiểu đường đến cơ sở y tế để khám lâm sàng mỗi tuần. Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

Đái tháo đường ở trẻ phụ thuộc vào insulin, tức là do giảm bài tiết insulin. Ở Mỹ, tỷ lệ trẻ bị đái tháo đường so với tổng số bệnh nhân đái tháo đường là 8%. Để chẩn đoán trẻ bị đái tháo đường, bác sỹ sẽ cho xét nghiệm glucoza máu lúc đói. Nếu kết quả ≥ 7mmol/lít hay HbA1C ≥ 7%, trẻ mắc tiểu đường.

NGUYÊN NHÂN

20150811-dai-thao-duong-o-tre-em-glucoza

Tế bào beta tuyến tụy tiết ra insulin chuyển hóa glucoza. Khi tế bào beta bị hủy hoại, insulin dần thiếu hụt, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucoza, tăng glucoza máu.
Trẻ có bố mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh này cao. Nhiễm vi-rút (quai bị, cúm), nhiễm độc thuốc như sulfamide (kháng sinh) cũng làm tổn thương tế bào beta gây tiểu đường.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH

20150811-dai-thao-duong-o-tre-em-Baby-Eating-spaghettrChú ý các triệu chứng bốn “nhiều” ở trẻ:

♦ Ăn nhiều, đôi khi biếng ăn

♦ Uống nhiều: Trẻ khát, đặc biệt khát về đêm và uống 2 – 5 lít nước/ngày

♦Tiểu nhiều: Nước tiểu sánh, ruồi đậu, kiến bu, hay đái dầm

♦ Gầy nhanh.

Ngoài ra, trẻ còn trông mệt mỏi, lơ đãng, học kém, dễ bị nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, viêm đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiết niệu.

ĐIỀU TRỊ

Chú ý hai điểm:

♦ Dùng insulin liều lượng thích hợp để kiểm soát đường huyết.

♦ Có chế độ ăn hợp lý, không nên kiêng như người lớn để đảm bảo sự phát triển của trẻ: tinh bột (chiếm 55% kcal), protein (20% kcal), lipid (25% kcal).

CHÚ Ý BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH

20150811-dai-thao-duong-o-tre-em-weight

♦ Hôn mê: Có thể là dấu hiệu đầu tiên ở trẻ bị tiểu đường, do giảm liều insulin đột ngột hoặc trẻ bị stress về tâm lý và thể chất như chấn thương, nhiễm trùng nặng.

♦ Chậm phát triển thể chất do điều trị insulin và chế độ ăn không thích hợp.

♦ Nhiễm trùng: Trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, da, răng, miệng, đường tiểu và dễ bị lao.

♦ Bệnh mao mạch gây tổn thương các cơ quan như thận, võng mạc mắt, tim mạch và thần kinh.

♦ Do insulin: Hạ đường máu, loạn dưỡng mỡ.

♦ Mặt bé bị béo phị, chậm lớn hay chậm dậy thì.

THEO DÕI

20150811-dai-thao-duong-o-tre-em-03Hàng tuần, đưa trẻ đến khoa nội tiết ở các bệnh viện để khám và xét nghiệm máu. Nắm rõ dấu hiệu hôn mê, hạ đường máu để xử trí kịp thời. Khi trẻ mệt, tiểu nhiều, kiểm tra đường máu ngay.

PHÒNG BỆNH

20150811-dai-thao-duong-o-tre-em-Teddy-bear

Khi trời lạnh, bạn mặc quần áo ấm, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Nếu bị cúm, quai bị, trẻ cần điều trị tốt và theo dõi glucoza máu. Trẻ bị bệnh nhiễm trùng, tránh dùng kháng sinh sulfamide (bactrim). Nếu trẻ bị tăng huyết áp (bệnh viêm cầu thận cấp), không nên dùng thuốc hạ áp chẹn beta.

THUỐC VÀ SỨC KHOẺ

Insulin được bào chế nhân tạo dùng trong điều trị đái tháo đường. Insulin thường được chích dưới da và có hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.

Dạng tác dụng nhanh dùng trước mỗi bữa ăn (3 lần/ngày), để tăng độ insulin trong cơ thể phù hợp với carbohydrate sắp nhập vào. Dạng tác dụng chậm dùng vào sau bữa tối (1 lần/ngày), để giữ lượng đường trong máu không tăng vọt vào hôm sau.

Liều lượng insulin thay đổi tùy trường hợp: tăng lượng khi ăn nhiều hơn, giảm khi hoạt động nhiều hơn (đường là năng lượng dùng trong hoạt động).

Chú ý các tác dụng phụ của insulin

♦ Làm bầm tím hay cứng da thịt chỗ chích thường xuyên.

♦ Làm lượng đường hạ quá thấp khiến bệnh nhân mệt hay xỉu.

♦ Phát ban ở chỗ tiêm hay toàn thân (hiếm gặp).

Mục Sức khoẻ/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua