Đại dương hình thành từ vết nứt ở Ethiopia

Vết nứt dài 56km giữa sa mạc Afar của Ethiopia xuất hiện vào năm 2005 đã gây ra rất nhiều tranh luận về giả thuyết hình thành một đại dương mới ở châu Phi

Vết nứt xuất hiện giữa sa mạc Afar của Ethiopia có thể hình thành đại dương. Ảnh: Internet

Hai mảng kiến tạo châu Phi và Ả-rập gặp nhau tại sa mạc Afar thuộc miền bắc Ethiopia. Trong suốt 30 triệu năm qua, từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, chúng đang tách nhau ra với tốc độ khoảng 2cm mỗi năm và phần tách này nằm ở phía nam Biển Đỏ. Quá trình tách tạo nên Biển Đỏ và vùng lõm dài 298km trên sa mạc Afar.

Một nhóm chuyên gia quốc tế đã đến Ethiopia để nghiên cứu nguyên nhân khiến vết nứt xuất hiện và dự đoán tương lai của nó. Họ nhận thấy quá trình tạo ra vết nứt giống hệt những diễn biến đang xảy ra dưới các đáy đại dương. Điều đó chứng tỏ một đại dương mới đang hình thành ngay giữa lục địa đen. Khi vết nứt mở rộng, nó cũng sẽ chia cắt Biển Đỏ.

Giáo sư Cindy Ebinger, ngành Khoa học Môi trường và Trái đất thuộc Đại học Rochester, cho biết những đường lằn dưới đáy biển cũng được tạo nên từ sự xâm lấn tương tự của magna trong một khe nứt, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng một đường lằn với chiều dài lớn đến thế có thể xuất hiện đột ngột như vậy.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua