Bé yêu phong tục Tết, cả nhà thêm gắn kết

Bộ trò chơi “Cuộc Đua Cổ Tích” với những nhân vật cổ tích Tết đầy màu sắc, đáng yêu để kể lại các câu chuyện quen thuộc ngày Tết sinh động hơn, thú vị hơn và hấp dẫn hơn với trẻ em Việt

20 năm gieo mầm và xây dựng tình yêu văn hóa dân gian cho trẻ em Việt

Khởi động từ năm 2017, Với Biti’s, bé thêm yêu Văn Hoá Dân Gian là chuỗi dự án tâm huyết. Biti’s đồng hành và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong 20 năm tới. Vì Biti’s thấu hiểu rằng, trong thời đại hội nhập với thế giới; giá trị văn hóa chính là hành trang quý giá; cho thế hệ tương lai tự hào về nguồn cội và tự tin tiến bước.

Với mục tiêu gieo mầm và nuôi dưỡng tình yêu với Văn Hóa Dân Gian trong thế hệ trẻ em Việt; Biti’s đã và luôn không ngừng sáng tạo; sử dụng lăng kính của thời đại mới để kể lại những câu chuyện cổ dân gian một cách thú vị; sống động và hấp dẫn hơn thông qua 3 dự án chính từ 2017 đến nay. Đó là phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên; tập truyện tranh Sự tích đi rước đèn Trung thu; Video ca nhạc Bước chân Cổ tích.

Bộ trò chơi Cuộc Đua Cổ Tích: Mang văn hóa dân gian gần với trẻ thơ thông qua thế giới Tết Cổ Tích lần đầu tiên được giới thiệu

Tết đến là lúc bố mẹ kể cho con nghe về những phong tục truyền thống Tết ẩn chứa bao ý nghĩa tốt đẹp sâu xa. Nhưng làm thế nào để có thể dạy con hiểu những phong tục ấy một cách dễ tiếp thu nhất; khi mà có rất nhiều sản phẩm nước ngoài bắt mắt; được đầu tư và trau chuốt về hình ảnh?

Và sẽ ra sao nếu 10–20 năm, thế hệ trẻ Việt dần lãng quên những nét đẹp; ý nghĩa của những phong tục tập quán ngày Tết. Đó là phong tục nấu bánh chưng bánh dày; cúng Táo Quân về trời, mừng tuổi đầu năm…? Sẽ ra sao nếu ngày Tết sẽ chỉ ngập tràn trong những thiết bị điện tử; mà dần quên đi thời gian sum vầy quây quần cùng gia đình thay vì cùng nhau tìm hiểu những tập tục văn hoá truyền thống?

Sự tích ông Táo về trời.

Sự xuất hiện của các nhân vật trong truyện cổ tích thân quen được khắc họa một cách rực rỡ; bắt mắt khiến bất cứ em nhỏ nào cũng đều yêu thích. Từ đó tạo ra không gian thoải mái để các em vừa chơi vừa học văn hóa Việt một cách tự nhiên nhất; giúp trẻ thêm yêu văn hoá dân gian trong suốt quãng đường đầu đời của trẻ bởi những câu chuyện dân gian vốn được xem như chiếc nôi nuôi lớn tâm hồn con trẻ.

Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu.

Sự tích bé lì xì và phong tục lì xì mừng tuổi.

Hoàng tử Lang Liêu và sự tích Bánh chưng, bánh dày.

Cuộc Đua Cổ Tích: Tết với trẻ thơ trở nên thật “cổ tích”, sống động và hấp dẫn đến thế

Lấy cảm hứng từ những trò chơi dịp Tết mà gia đình Việt vẫn luôn yêu thích và những phong tục quen thuộc trong ngày Tết; Cuộc Đua Cổ Tích là sự kết hợp khéo léo giữa yếu tố văn hóa dân gian và tính hiện đại. Xoay quanh bốn nhân vật đại diện cho bốn câu chuyện cổ tích điển hình trong dịp Tết: Mai An Tiêm với sự tích Quả dưa hấu; Lang Liêu với sự tích Bánh Chưng Bánh Dày. Sự tích Táo Quân chầu trời hay sự tích Lì xì ngày Tết của Em Bé Lì Xì. Với nhiệm vụ và năng lực khác nhau, các bạn nhỏ phải thu thập đủ các lá bài vật phẩm để về đích đón Tết.

Bộ trò chơi Tết cổ tích.

Chỉ cần đổi nhân vật, là một thế giới mới đầy bất ngờ đã mở ra đợi cả gia đình cùng nhau khám phá. Có thể nói, Cuộc Đua Cổ Tích chính là thế giới cổ tích kỳ diệu; nơi bé và bố mẹ hóa thân vào các nhân vật cổ tích để hoàn thành phong tục đón Tết qua cách truyền tải sáng tạo; một bộ trò chơi dành cho gia đình.

Hành trình gieo mầm và lan toả tình yêu Văn Hoá Dân Gian đến thế hệ trẻ Việt

Chuỗi dự án Với Biti’s, bé thêm yêu Văn Hoá Dân Gian và dự án Cuộc Đua Cổ Tích chính là lời hứa của Biti’s sẽ tiếp tục phát triển những dự án truyền cảm hứng cho bé thêm yêu Văn Hoá Dân Gian. Tuy nhiên hành trình để gieo mầm và lan tỏa tình yêu Văn Hoá Dân Gian tới thế hệ trẻ em hiện đại; không chỉ cá nhân Biti’s mà còn cần sự đồng hành của các đối tác, cộng sự.

Một “bầu trời” cổ tích trong bộ trò chơi để bé thêm hiểu về cội nguồn.

Cùng trải nghiệm thế giới Tết Cổ Tích của bộ trò chơi; tìm hiểu thêm về chuỗi dự án 20 năm Với Biti’s, bé thêm yêu Văn Hoá Dân Gian tại vanhoadangian.bitis.com.vn.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua