Công nghệ nhân bản người của Trung Quốc gặp trở ngại

Công nghệ nhân bản người đang được nghiên cứu ở Trung Quốc có khả năng sẽ bị hoãn lại do e ngại sức ép của dư luận, theo AFP

Hãng thông tấn xã AFP cho biết, Xu Xiaochun (giám đốc điều hành tập đoàn Boyalife) đã tiết lộ thông tin nhà máy nhân bản động vật lớn nhất thế giới ở Thiên Tân (Trung Quốc) đang nghiên cứu công nghệ nhân bản người. Ông khẳng định Boyalife có đủ khả năng để tạo nên bước đột phá công nghệ này.

Để xây dựng lại nhà máy Thiên Tân dự kiến hoạt động vào năm sau, tập đoàn Boyalife đã đầu tư hơn 30 triệu USD. Các nhà lãnh đạo kỳ vọng không những nhân bản các loài động vật như bò, ngựa đua, chó nghiệp vụ mà còn nhân bản cả con người.

Cong nghe nhan ban nguoi hinh anh 2

Công nghệ nhân bản người có thể mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sinh sản. Ảnh: Internet.

Thế nhưng, tập đoàn Boyalife hiện nay vẫn chưa thể triển khai công nghệ nhân bản người như dự kiến vì e ngại sức ép của dư luận. Xu Xiaochun chia sẻ, công nghệ nhân bản người có thể mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sinh sản, vì thế nhận thức của xã hội có thể thay đổi.

Theo dự đoán của Xu Xiaochun, trong tương lai các cặp đôi có thêm lựa chọn sử dụng công nghệ nhân bản người để có con. Những em bé được sinh ra sẽ mang gien của cả bố lẫn mẹ, hoặc của cả hai người.

Dù vậy, dư luận vẫn có rất nhiều tranh cãi về sự an toàn của công nghệ nhân bản người. Chuyên gia về GMO (biến đổi gien) tại Viện khoa học Nông nghiệp hàn lâm Trung Quốc, ông Han Lanzhi, bày tỏ ý kiến không tin tưởng về tính an toàn, phạm vi và lộ trình hoạt động của Boyalife. Ông cho rằng, cần phải có quy định về vấn đề này để tránh khả năng các công ty làm những việc phi pháp khi theo đuổi lợi ích của mình.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua