Bản nhận diện nghi phạm tình nghi số 1 từ cảnh sát Bangkok
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Interpol quốc tế”, ông Maj Gen Apichart Suriboonya, Chủ tịch đơn vị Interpol Thái Lan cho hay. Nhà chức trách cũng khẳng định, dù nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát quốc tế, vụ đánh bom gây bàng hoàng dư luận Thái Lan và quốc tế này nhiều khả năng không phải do một tổ chức khủng bố ngoại quốc nào gây ra.
Vụ đánh bom xảy ra vào tối thứ Hai vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 22 người, tại một nơi vốn rất linh thiêng với người dân Thái. Cảnh sát đã đưa ra một bản vẽ điện tử nhận diện tình nghi số 1 của vụ đánh bom này là một người đàn ông nước ngoài mặc áo thun màu vàng, mái tóc xoăn tối màu, được ghi hình qua camera an ninh khi anh ta để lại một chiếc ba lô rồi tẩu thoát khỏi hiện trường.
Cảnh sát cũng đã phát hiện thêm hai nghi phạm đứng gần anh này, bị tình nghi tham gia đánh bom.
Cảnh sát trưởng Thái Lan cho biết: “Có khả năng con số nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom này lên đến hơn 10 người”.
Ông nhận định rằng đây một vụ đánh bom có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, ra tay tàn nhẫn và có chủ đích giết càng nhiều nạn nhân càng tốt vì địa điểm diễn ra là tại ngôi đền nổi tiếng giữa khu du lịch sầm uất. Với vụ đánh bom như vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia, phân chia nhiệm vụ canh gác, chuẩn bị bom, đặt bom, tìm đường tẩu thoát…
Đây là một vụ đánh bom kinh hoàng chưa có tiền lệ ở nước này và chính phủ đang \xác định nguyên nhân. Trước đây vẫn có những xung đột vũ lực giữa những nhóm chính trị đối nghịch nhưng đánh bom là chuyện chưa từng có.
Cảnh sát cho rằng có thể một nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) từ phía Tây tỉnh Xinjiang, Trung Quốc có liên quan đến vụ đánh bom. Thái Lan đã trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ về nước vào tháng 7, gây căm phẫn trong cộng đồng này.
Tiếp Thị Gia Đình