Chúng ta có khả năng tái nhiễm COVID-19 kể cả khi đã khỏi bệnh?

Việc tái nhiễm COVID-19 rất hiếm gặp, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra

chung-ta-co -kha-nang-tai-nhiem-covid-19-ke-ca-khi-da-khoi-benh

Chúng ta có khả năng tái nhiễm COVID-19 kể cả khi đã khỏi bệnh? Ảnh: Shutterstock

Chỉ trong vòng 11 tháng, Mỹ ghi nhận 24 triệu ca nhiễm COVID-19. Con số này khiến các nhà khoa học băn khoăn. Liệu biến thể mới của virus có gây tái nhiễm hay không?

Các chuyên gia y tế đang lo ngại về ba biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở Anh (B.1.1.7), Nam Phi (B.1.351) và Brazil (P. 1). Chúng đều lây lan rất nhanh. Theo CDC, những chủng này có khả năng biến đổi thêm và ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Đặc biệt là biến thể virus từ Nam Phi.

“Những biến thể này ngày càng thông minh. Chúng thích nghi để sinh sôi tốt hơn trên cơ thể người mà không tương thích vaccine” – Nelson Michael, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu viện Quân đội Walter Reed chia sẻ. “Điều lo lắng là khi biến thể ở Nam Phi giỏi hơn trong việc tạo ra bản sao của chính mình. Nó đồng thời hình thành những đặc tính giúp giảm bớt độ nhạy với kháng thể đơn dòng mà chúng tôi phát triển. Đó là các liệu pháp, công cụ ví dụ như vaccine nhằm ngăn ngừa lây nhiễm.”

Dẫu vậy, phần lớn các chuyên gia y tế vẫn đặt trọn niềm tin vào vaccine. Họ cho rằng tiêm chủng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Dữ liệu ban đầu cho thấy chích vaccine đầy đủ cung cấp kháng thể chống lại một loạt biến thể. Quan trọng hơn, tiến sĩ Michael giải thích, các nhà sản xuất vaccine luôn tích cực điều chỉnh sản phẩm để đối phó tốt hơn với biến thể virus.

Có khả năng tái nhiễm COVID-19 không?

Có, nhưng khả năng xảy ra rất hiếm. Theo CDC, sự tái nhiễm COVID-19 từng được báo cáo, nhưng vẫn rất hiếm hoi. Nhìn chung, tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (bị bệnh), khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Điều khó khăn là xác định đâu là lần nhiễm bệnh đầu tiên và đâu là thời điểm bắt đầu tái nhiễm.

“Đối với bác sĩ chăm sóc bệnh nhân COVID, đã có những câu hỏi được đặt ra. Liệu một số bệnh nhân có thực sự bị nhiễm bệnh lần hai hay không?”

William Schaffner, Giám đốc y tế của Quỹ Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm giải thích thêm rằng hầu hết các dữ liệu cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên kéo dài ít nhất 6 tháng. Song đôi khi có những người đã nhiễm bệnh tới hai lần trong khoảng thời gian đó.

“Họ có thể bị. Nhưng chúng tôi không đủ thông tin khoa học để xác nhận rằng lần nhiễm bệnh thứ hai đã diễn ra.”

Bất kì ai, dù đã khỏi bệnh sau thời gian chiến đấu với COVID-19. Hay họ đã được tiêm vaccine. Tất cả nên duy trì thực hiện biện pháp phòng ngừa để tránh tái nhiễm COVID-19. Hãy nhớ, hệ miễn dịch và các kháng thể từ vaccine không làm cho bất khả chiến bại. Chúng chỉ giúp cơ thể đối đầu với lượng SARS-CoV-2 nhỏ hơn nếu không may tái nhiễm.

Kháng thể COVID-19 chỉ tồn tại trong khoảng 8 tháng sau lần nhiễm bệnh đầu tiên

Nhiều nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu. Mục tiêu là xác định khoảng thời gian hoạt động của kháng thể ở người bị nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài bao lâu.

Các nhà nghiên cứu xem xét số lượng kháng thể trên 180 trường hợp mắc COVID-19. Họ phát hiện ra các kháng thể và dấu hiệu miễn dịch khác tồn tại trong khoảng thời gian 8 tháng kể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên. Ngoài ra còn ghi nhận sự khác biệt về số lượng kháng thể được tạo ra giữa mỗi người. Song vẫn chưa rõ tại sao một số cá nhân có số lượng kháng thể cao hơn so với những người khác.

Những biến thể mới của SARS-CoV-2 làm tê liệt bất kì hàng rào miễn dịch nào. Dù hiếm hoi, tiến sĩ Michael cho rằng điều này có nguy cơ xảy ra. Ông nhấn mạnh các triệu chứng của lần tái nhiễm COVID-19 có thể khác xa so với lần đầu tiên.

“Sẽ không dễ nhận thấy mình bị nhiễm một chúng virus biến thể mới ngay từ đầu. Bởi lẽ bạn vẫn đủ khả năng miễn dịch để chống lại các triệu chứng đến từ lần nhiễm bệnh thứ 2.”- Michael giải thích thêm.

Tái nhiễm không triệu chứng làm tăng nguy cơ lây lan virus

Cách tốt nhất để tránh tái nhiễm COVID-19 nâng cao ý thức giãn cách xã hội. Hãy rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Và đến một thời điểm thích hợp, hãy tiêm vaccine.

“Dường như các loại vaccine hiện tại có khả năng ngăn ngừa bệnh rất tốt. Ngay cả với biến thể đã xác định. Cho nên việc tiêm vaccine cũng bảo vệ được bạn ít nhiều”. Tiến sĩ Schaffner tiết lộ: “Chúng tôi phải điều chỉnh lại vaccine hàng năm. Kể cả khi bạn bị cúm dù đã tiêm vaccine thì tình trạng bệnh cũng sẽ nhẹ hơn.”

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua