Chỉ số SpO2 là một trong những yếu tố để xác định sự sinh tồn của con người. Bên cạnh các dấu hiệu khác như mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp. Đặc biệt giữa thời kì dịch bệnh, người mắc COVID-19 cần theo dõi thường xuyên chỉ số SpO2 nhằm đánh giá sức khỏe của bản thân. Đồng thời dự đoán trước những tình huống xấu có thể xảy đến nếu nồng độ Oxy trong máu xuống dưới mức cho phép.
Hiểu rõ hơn về chỉ số SpO2
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Để đo chỉ số này, ta có thể sử dụng một thiết bị đo xung. Đây là phương pháp gián tiếp, không xâm lấn. Hoạt động bằng cách phát ra và hấp thụ một làn sóng ánh sáng đi qua các mao mạch ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.
Ở người khỏe mạnh, chỉ số SpO2 dao động từ 95 – 100%. Chỉ số bão hòa oxy trong máu dưới 90% là ở mức thấp, cần được xem xét điều trị. Nồng độ Oxy trong máu tốt có nghĩa là phổi đã cung cấp đủ năng lượng để các cơ bắp hoạt động bình thường.
Nếu chỉ số SpO2 xuống dưới 95% cảnh báo nồng độ Oxy trong máu kém, hay còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy.
>> Xem thêm: Cần liên hệ y tế ngay nếu thấy những dấu hiệu này sau tiêm ngừa Covid-19
Thang đo chỉ số SpO2
Theo dõi chỉ số SpO2 là điều vô cùng quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của người nhiễm COVID-19. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên chủ động đo nồng độ Oxy trong máu mỗi ngày khoảng 3 lần.
Người bệnh có SpO2 trên 97% tức là chỉ số Oxy trong máu tốt. Có thể tiếp tục tự điều trị COVID-19 tại nhà.
Người bệnh có chỉ số SpO2 từ 95-96% cần thở Oxy qua mũi. Đồng thời đưa đến cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn để được theo dõi và điều trị.
Người bệnh có chỉ số SpO2 dưới 94% nên thở Oxy qua mask. Ngoài ra cần được nhanh chóng di chuyển đến khu vực cấp cứu của cơ sở cách ly tập trung F0 trên địa bàn. Hoặc bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
>>Xem thêm: Phát hiện mới về miễn dịch và kháng thể chống Covid-19
Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm
Tốt nhất là F0 điều trị tại nhà nên trang bị một chiếc máy đo nồng độ Oxy trong máu. Nhưng nếu chưa đủ điều kiện sắm thiết bị này ngay lập tức, bệnh nhân có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản để nhận biết khi nào chỉ số SpO2 giảm:
- Thay đổi về màu sắc trên da. Ví dụ như da nhợt nhạt, tím tái.
- Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn
- Ho, khó thở, thở nhanh, thở gắng sức
- Nhịp tim không đều, có thể là nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.
Chỉ số SpO2 giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Bởi khi máu thiếu Oxy, nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì thế người bệnh cần hết sức thận trọng, theo dõi nồng độ Oxy trong máu một cách sát sao. Nhằm đưa ra phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Tiếp Thị Gia Đình