Thuật ngữ Chỉ số hạnh phúc đã thành thời thượng từ khi thế giới xáo động bởi ô nhiễm môi trường; biến đổi khí hậu, chiến tranh khủng bố và kinh tế lạm phát. Các đánh giá liên tục được đưa ra với nhiều mẫu chỉ số theo các tiêu chí khác nhau khiến người bình dân khó nắm bắt. Một khi đã hiểu mơ hồ; việc dấy lên lòng tự hào quá mức hay mất lòng tin so với thực tại; đều là hai thái cực đáng “ngấu nghiến nghiền ngẫm”.
Nhập nhằng những chỉ số hạnh phúc
Hai chữ “hạnh phúc” cũng không còn quá trừu tượng khi chính Liên Hợp Quốc đã công nhận Ngày Quốc tế Hạnh phúc (ngày 20 tháng 3). Thế nên; những đánh giá về chỉ số hạnh phúc ngày càng cụ thể và phong phú tên gọi. Thời gian gần đây; Việt Nam lọt vào khá nhiều list top.
Nào là được xếp trong các thứ hạng đầu nhóm quốc gia an toàn cho du khách sợ khủng bố; đứng thứ 11 trong danh sách các quốc gia đáng đến để sống; lọt top 10 điểm đến ẩm thực, thuộc nhóm 20 đất nước xinh đẹp nhất thế giới cũng như xếp hạng 11 về chỉ số hạnh phúc tuổi trẻ toàn cầu…
Thế nhưng, riêng xét chỉ số hạnh phúc chuẩn quốc tế; Việt Nam từng được xếp thứ nhì; rồi hạng 5, mới đây lại đu đưa hạng 96! Vỉ sao xảy ra những biến thiên trồi sụt như thế? Đó là do những tiêu chí để đánh giá lúc thêm, lúc bớt từ nhiều mốc để tính điểm bao gồm tuổi thọ, phúc lợi xã hội, quyền tự do, sự hào phóng, tỷ lệ GDP đầu người, đóng góp từ thiện, mức độ tham những xã hội, chỉ số tích và tiêu cực tâm lý và mức khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng môi trường v..v..
Vì sao khác biệt thứ hạng?
Thứ hạng 2 hay 5 mà Việt Nam có được là do tính theo chỉ số HPI (Happy Planet Index, Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc). Chỉ số này được đo bằng ba tiêu chí gồm mức độ thỏa mãn cuộc sống; tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái (EF). Còn thứ hạng 96 gần đây là kết quả dựa vào chỉ số phát triển con người (HDI); với những đo lường rất cụ thể về tuổi thọ bình quân; tỉ lệ biết đọc, chất lượng giáo dục và các tiêu chuẩn sống tính trên tổng sản phẩm nội địa.
Do có những khác biệt về thứ hạng trong các cách đánh giá trên nên dân tình phải hiểu rõ, nếu không, những thông tin này dễ bị diễn dịch nhầm thành đó là quốc gia mà người dân cảm thấy hạnh phúc, dù thực sự vẫn có ít nhiều điểm đúng. Thật ra, còn một chỉ số khác khá khách quan mà rất tiếc Việt Nam chưa được đưa vào nhóm có thể xếp hạng là BLI, chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn (Better Life Index), dựa vào hơn chục yếu tố có giá trị nhất trong đời sống mà dẫn đầu là định lượng rõ ràng về thu nhập, nhà ở, việc làm…
Tạo động lực lạc quan tích cực
Có chàng du khách người Việt; chỉ với một mảnh giấy viết “Tôi đang hạnh phúc, hãy lấy tiền trong mũ nếu bạn buồn; hãy cho nếu bạn vui” đã bội thu tiền bố thí khi giả làm ăn xin ở Nepal, một trong vài quốc gia tính toán sự thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân. Nhưng nghe một số lời bình của dân mạng như Thử nghiệm ở Việt Nam kiểu này chắc mất luôn cả tiền lẫn nón mới hiểu dân ta thực sự chưa tin lắm về chỉ số hạnh phúc của Việt Nam với các thứ hạng được quốc tế tuyên dương.
Nhưng cũng phải nhận định đúng vấn đề; xét trong tình hình và bối cảnh hiện tại; Việt Nam thực sự cũng xứng đáng để được đánh giá không thể thấp về chỉ số hạnh phúc. Tạm quên những “kỷ lục lọp top” kể trên; dân sinh hạnh phúc của nước ta là nhờ an ninh tốt; sinh hoạt tôn giáo cao, phong phú đền chùa, nhà thờ; lắm lễ hội, du lịch phát triển cũng như nhiều ngày nghỉ lễ trong năm.
Thị dân nay càng ngày càng nghĩ đến hai chữ hạnh phúc nhiều hơn khi cố gắng “cày” để sở hữu của cải; nâng mức hưởng thụ mỗi ngày mỗi cao; sẵn sàng đầu tư cho con cái học hành tiến thân. Bên cạnh đó, theo chuẩn dấu chân sinh thái của chỉ số HPI; mặt lạc quan của Việt Nam cũng lộ rõ khi ngày cáng có nhiều di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể được thế giới công nhận; nhiều hang động đẹp được khám phá.
Đừng để bị ru ngủ vì thành tích
Tuy nhiên, không thể huyễn hoặc lạc quan một cách thái quá mà tin rằng chúng ta đang thực sự hạnh phúc. Vẫn còn quá nhiều thứ trì kéo chỉ số hạnh phúc đi xuống. Đó là tuổi thọ thực sự chưa cao; mất an toàn trầm trọng trong vệ sinh thực phẩm; ô nhiễm môi trường rừng và biển, giao thông ách tắc; đường xá ngập lụt, những dịch vụ cơ bản trong cuộc sống như y tế; giáo dục chưa được đáp ứng thiết thực nhất.
Điểm đáng cảnh báo khác sẽ khiến thứ bậc theo chỉ số hạnh phúc tụt giảm là tuy Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dễ cải tạo sinh thái nhờ sử dụng hiệu quả các quỹ môi trường quốc tế hỗ trợ; nhưng trong tương lai gần; khi những dự án như bô-xít Tây Nguyên hay mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp… được hiện thực hóa; liệu tình hình có được kiểm soát tốt để môi trường không bị ảnh hưởng?
Lại nữa, nếu nhìn hạnh phúc một cách huyễn hoặc; dân Việt ta vẫn có thể rơi vào trường hợp Uganda; quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất Đông Phi. Dân nước này từng nghĩ họ hạnh phúc vì đất nước họ quanh năm tiệc tùng. Tuy nhiên, trong con mắt các nhà xã hội; việc tiệc tùng đó đôi khi chỉ là thứ để xả stress; bởi người lao động xứ này đâu có hài lòng trong công việc, chuẩn hạnh phúc mà Philippines đã có được và rất tự hào.
Nhìn nhận đúng hai mặt trái, phải của hiện trạng
Không dễ đo mức độ hạnh phúc của một người huống hồ của cả một quốc gia. Nếu ngắm khía cạnh văn hóa mà xét chỉ số hạnh phúc thì nó phụ thuộc nhiều vào tập quán; tôn giáo, thói quen sinh hoạt và tính cách của dân tộc. Còn xét tuổi thọ lại phải dựa vào tinh thần người dân lạc quan tới đâu, an nhiên trong cuộc sống ở mức nào chứ không chỉ nhìn một yếu tố kinh tế, giàu hay nghèo.
Ngay cả “rất hạnh phúc” như Bhutan cũng chưa chắc đã là “gương” tốt. Bởi một số nhà xã hội học đã nhận định; dù hài lòng cuộc sống sẽ giúp tuổi thọ hơn, có nhiều bạn hơn; làm việc tốt hơn… nhưng dân tộc nào có chỉ số lòng tin trong dân chúng luôn ở mức hài lòng; dễ dàng chấp nhận thực tại, có nguy cơ trở thành một dân tộc không có khát khao lớn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia xã hội; những người cảm thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui khi còn trẻ sẽ có thu nhập không cao; còn những ai tự hài lòng với cuộc sống cũng thường… bỏ học sớm!