Chế độ ăn uống giúp trẻ không bị nóng trong người

Thời tiết nắng nóng, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý rất dễ dẫn đến chứng nóng trong người ở trẻ. Để phòng ngừa và chữa trị chứng bệnh này, bố mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày cho trẻ.

Khi bị nóng trong người, trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều, nổi cáu, nổi mụn đỏ, rộp da… Điều này sẽ khiến trẻ rất khó chịu. Muốn giúp con giải nhiệt, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên của bác sỹ Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Giáo dục truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng, TP. HCM.

ĂN CÁC LOẠI RAU QUẢ CÓ TÍNH THANH NHIỆT

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-balsam-pear
Các loại rau quả có thể giúp bé giải nhiệt như mồng tơi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng, diếp cá, rau má, dưa hấu, kiwi… Khi cho con ăn, bạn chỉ nên nấu, luộc, ép, tránh pha chế với sữa hay nước ngọt. Theo Đông y, bột sắn dây có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, nhức đầu, mệt mỏi, khát nước… Bạn chỉ cần hòa bột sắn dây với nước đun sôi để nguội (thêm chút đường để tăng vị) cho bé uống hoặc ăn như bột.

KHÔNG CHO TRẺ ĂN QUÁ NHIỀU THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU ĐẠM

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-hamburger
Các mẹ thường quan niệm cứ cho con ăn càng nhiều thì càng có sức khỏe, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm. Tuy nhiên, đạm là một chất dẫn đến hiện tượng nóng trong người ở trẻ.

Ăn quá nhiều đạm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận như áp lực lọc cầu thận tăng cao, gây mất nước khiến trẻ dễ mệt mỏi, cáu gắt, miệng khô, khát nước liên tục, táo bón, dễ nổi rôm sảy…

Vì thế, việc đảm bảo con ăn đủ lượng đạm theo tiêu chuẩn là cần thiết. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 13g đạm, 4 – 8 tuổi cần 19g đạm mỗi ngày. Trong 100g thịt nạc lợn có khoảng 18g đạm, 100g đậu xanh có 20g và 100g đậu nành có 40g. Bạn nên cho con ăn khoảng 70% đạm động vật và 30% đạm thực vật. Vậy tùy độ tuổi bạn cho bé ăn 30 – 60g thịt, cá, tôm và 10 – 30g đậu nành, đậu xanh…

ĂN NHỮNG MÓN DỄ TIÊU

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-02
Mùa nóng là thời điểm cơ thể trẻ rất dễ nhạy cảm, bạn cho trẻ ăn những món đơn giản, dễ tiêu và dễ hấp thu. Tránh nấu ăn quá mặn khiến trẻ dễ bị khát nước, khô miệng. Đặc biệt, hạn chế tối đa các món rán xào nhiều dầu mỡ, nhiều năng lượng như cá viên, khoai tây rán, gà rán… vì các món này nhiều protein, ít chất xơ lại được rán ngập dầu nên dễ khiến trẻ khát nước, no hơi và táo bón.

Nếu trẻ rất thích món rán, bạn chỉ cho ăn hai buổi một tuần nhưng ăn kèm salad, nước ép trái cây tươi. Ngoài ra, theo Đông y, các món rán xào, cay nóng thường gây đổ mồ hôi. Do đó, bạn nên kết hợp các món này với thực phẩm có tính hàn như canh nghêu, sò, bí xanh… để làm mát và giúp trẻ cân bằng nhiệt.

THÔNG TIN THÊM
♦ Khi gan hoặc thận bị tổn thương, các độc tố trong người của trẻ không thoát ra được gây tích tụ. Từ đó, sản sinh ra các chứng bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọn nên bé hay quấy khóc và khó chịu.

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-01
♦ Muốn giải nhiệt cho con, bạn cần lưu ý không cho trẻ ăn nhiều kem, uống nước có gas vì những loại này thường chứa nhiều đường khiến tình trạng nóng trong người thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, các loại đồ lạnh chỉ có tính giải nhiệt tạm thời, nếu lạm dụng bé có thể bị viêm họng.

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-ice-cream
♦ Bạn chỉ cho con uống sản phẩm giải khát như nước sâm, nước mát, mía lau… mỗi lần 100ml và cách hai ngày uống một lần. Những thức uống này gây lợi tiểu. Nếu uống quá nhiều sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn nên dễ bị mất nước. Đặc biệt, các bé dưới sáu tháng tuổi càng không nên uống vì hệ tiêu hóa còn yếu. Nếu uống vào dễ gây viêm nhiễm và ngộ độc. Tốt nhất, bạn chỉ cho con uống nước lọc hơi mát và bổ sung thêm các loại quả mọng nước (cam, bưởi, dưa hấu, lê…).

20150729-be-bi-nong-trong-nguoi-waterMục Mẹ và con – Dinh dưỡng/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua