Cháy rừng trên núi Chứa Chan có thể do dân phượt

Trưa 28 – 2, một vụ cháy rừng đã xảy ra trên núi Chứa Chan, thiêu rụi hàng ngàn mét vuông rừng. Nguyên nhân có thể do dân phượt hoặc người viếng cảnh chùa gây ra

Các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã huy động trên 300 người từ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, bộ đội, dân quân, kiểm lâm, người dân đến dập lửa, hiện tại cháy rừng trên núi Chứa Chan đã được khống chế, diện tích cháy chưa thể thống kê.

Sáng 29 – 2, từ hiện trường vụ cháy rừng trên núi Chứa Chan, thượng tá Lê Quang Nhân, Phó giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Nai cho biết vị trí cháy nằm trên đỉnh núi. Do nằm trên núi cao, hiểm trở nên không thể đưa các phương tiện chữa cháy chuyên dụng được, mọi người chỉ dùng dao rựa phát quang, dùng cây xanh và các bình xịt nước nhỏ mang trên người để dập lửa.

Thượng tá Nhân cho biết: Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra, nguyên nhân cháy có thể là do du khách, là dân phượt hoặc người đi viếng cảnh chùa.

Chay rung tren nui chua chan hinh anh 2

Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cao 837m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh. Ngày 29 – 3 – 2012, núi Chứa Chan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Khi đi du lịch, những tín đồ thích du lịch rừng cần chú ý các điểm sau:

– Tìm hiểu điểm đến: Nên tìm hiểu trước về vị trí, độ an toàn và điều kiện thời tiết của nơi được chọn. Nhằm đề phòng rủi ro trong chuyến đi, bạn nên thông báo trước với người thân, bạn bè về địa điểm, kế hoạch và thời gian lưu trú tại đó. Khi chọn được khu rừng thích hợp, bạn nên chọn vị trí tập kết cắm trại gần nơi có sông, suối và cách khu dân cư gần nhất khoảng 15km. Đặc biệt, bạn nên thuê một người dân địa phương thông thạo địa hình cùng tham gia để giúp bạn tránh bị lạc đường hoặc tìm được đường đi tắt, đồng thời có thể giao tiếp được khi gặp người dân tộc thiểu số. Tìm số điện thoại của kiểm lâm rừng của nơi bạn muốn đến du lịch.

– Nên đi theo nhóm đông người: Các bạn nên đi thành nhóm để tránh bị lạc đường và dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Nếu di chuyển trong vùng cây rậm rạp, bạn nên đánh dấu đoạn đường vừa đi qua bằng các dấu hiệu đơn giản để tránh quay lại chỗ cũ.

Chay rung tren nui chua chan hinh anh 3

♦ Trang phục đi rừng, vật dụng cần thiết:

– Khi đi rừng bạn nên mặc thêm áo khoác dài tay để không bị các loại dây gai rừng làm trầy xước, tránh cảm lạnh do vã mồ hôi hay gặp gió rừng. Mang một đôi giày vải mềm hay giày cao su chống trượt, cùng một chiếc mũ tai bèo.

– Các vật dụng không thể thiếu trong chuyến du lịch rừng là dao, rìu, lều trại, túi ngủ, đèn pin, pin tiểu, máy ảnh, bật lửa, áo mưa, tấm trải, nồi để nấu ăn.

– Các vật dụng y tế, thực phẩm quan trọng: túi sơ cấp cứu và thuốc y tế, thuốc đuổi côn trùng, kem chống muỗi, vắt, nước uống, thuốc khử trùng nước, thực phẩm đóng hộp, mì gói.

♦ Cách xử lý khi gặp những tình huống nguy hiểm:

– Khi cắm trại gần sông, suối nên cẩn thận tắm rửa, giặt giũ và không nên đến đỉnh các ngọn thác. Nếu gặp trời mưa bạn phải di chuyển nhanh lên cao để đề phòng những cơn lũ xảy ra bất chợt.

– Bôi cao nóng quanh tất để tránh bị vắt cắn. Nếu chẳng may bị cắn, bạn xé chút giấy thấm nước bọt đậy lên vết thương để cầm máu.

– Trong rừng rất nhiều rắn, bạn nên đập giập tỏi hòa với nước rồi rưới đều xung quanh vị trí nghỉ ngơi. Nếu bị rắn cắn, bạn nên buộc ca rô theo hướng dẫn của y tế và xuống núi thật nhanh. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể rạch một đường nhỏ tại vết thương và hút nọc độc ra.

– Nếu không may bị lạc, bạn cần bình tĩnh, rồi tìm đường mòn hay đi theo dòng nước chảy để trở về xuôi. Ngoài ra, bạn có thể đốt lửa tạo khói hoặc phát ra âm thanh để mọi người dễ dàng tìm thấy.

♦ Kinh nghiệm ăn, uống, ngủ trong rừng:

– Bạn nên dùng nước khoáng mang theo, hay một số loại nước tăng lực và không nên uống nước sông, suối (vì chứa nhiều vi khuẩn).

– Khi ngủ trong rừng, chỗ ngủ nên xen giữa các hàng cây để phòng cây đổ lên người khi có bão. Chọn vị trí bằng phẳng, thông thoáng để ngả lưng thay vì những chỗ có nhiều đá (đặc biệt là khu vực dưới chân núi) tránh trường hợp lở đá. Tốt nhất, bạn hãy nhóm lửa khi ngủ để sưởi ấm và xua thú dữ. Nếu ngủ võng phải tránh những chỗ có vật nhọn hay đá tảng bên dưới nhằm tránh võng bị đứt có thể nguy hiểm cho bản thân. Để đề phòng không bị như vụ cháy rừng trên núi Chứa Chan, nếu có đốt lửa, thì nên tìm những tảng đá to, rộng gần bờ suối, tránh nơi có nhiều cây cối để đốt. Sau khi đốt xong phải dập lửa tắt thật kỹ, khơi than ra xem than còn màu hồng không. Chờ đến khi than không còn màu hồng mới đi.

♦ Những địa điểm du lịch rừng nổi tiếng của Việt Nam

1. Rừng Cúc Phương, Ninh Bình

Hạt kiểm lâm: Điện thoại: (030) 384 8005

ニキビの跡にはトレチノインを使おう

2. Rừng Nam Cát Tiên – Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước

Hạt kiểm lâm: Điện thoại: (061) 306 8229

http://www.cattiennationalpark.vn/

3. Rừng tràm Trà Sư, An Giang

Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên, điện thoại (Hạt trưởng): (076) 877 975

4. Rừng U Minh – Cà Mau, Kiên Giang

Chi cục kiểm lâm Kiên Giang, điện thoại: (077) 386 4145 – 091 399 3347

5. Rừng Yok Don – Đắk Nông, Đắk Lắk

http://yokdonnationalpark.vn/

Điện thoại: (0500) 378 3049

Bài: Vi Cao

Tiếp Thị Gia Đình 

Đừng bỏ qua