Hơn 15.000 người tham gia dập tắt cháy rừng ở các tỉnh miền Trung

Theo ước tính ban đầu, các đám cháy đã thiêu rụi hàng trăm hecta rừng dân sinh; và cả rừng phòng hộ. Có hai người dân tham gia chữa cháy bị thiệt mạng

Từ ngày 26/6 đến 1/7/2019; dồn dập hàng chục vụ cháy rừng xảy ra dọc 6 tỉnh miền Trung Việt Nam; bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Theo ghi nhận của TTGĐ thì Hà Tĩnh là địa phương có số rừng bị cháy nhiều nhất trong đợt này. Đến chiều ngày 1/7/2019, các đám cháy cơ bản đã được dập tắt; và mưa lớn từ chiều giúp vơi bớt nỗi lo các đám cháy bùng lên trở lại. Cháy rừng miền Trung

Nguyên nhân cháy rừng vừa qua được cơ quan chức năng cho biết; là do khu vực này có nắng nóng lịch sử trên 40 độ; kết hợp với gió Lào thổi mạnh khiến liên tiếp xảy ra cháy rừng; hàng trăm hecta cây rừng cháy rụi, hoang tàn.

Theo ước tính ban đầu, các đám cháy đã thiêu rụi hàng trăm hecta rừng dân sinh; và cả rừng phòng hộ. Có hai người dân tham gia chữa cháy bị thiệt mạng. Số nhân lực tham gia chữa cháy được cho biết là hơn 15.000 người.

Chữa cháy bằng những dụng cụ thô sơ

Ông Cảnh, một người dân ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết; trong vòng bán kính 3 đến 5 km từ nhà ông, có tới 4,5 điểm cháy; nhận định về công tác chữa cháy mà ông tận mắt chứng kiến:

“Công tác chữa cháy không ổn vì những dụng cụ đều rất thô sơ. Người dân dùng cành cây để dập lửa; dùng máy thổi để thổi lửa sang hướng khác; ngăn không cho cháy lan hoặc dùng ca nước, nói chung là rất thô sơ. Dân quân, người dân, phòng cháy chữa cháy; công an đều được điều tới nhưng nhưng kết quả thì gần như là “đợi rừng cháy hết rồi thì tự tắt”.

Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh cũng thừa nhận rằng; “thiết bị chữa cháy thông dụng là máy thổi, cưa xăng, thậm chí dùng cành cây để dập lửa. Tuy nhiên, cưa xăng và máy thổi còn thiếu; không đủ sử dụng cho vụ cháy rừng như ở huyện Nghi Xuân.”

Ông Hoàng Quốc Huấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cũng bình luận trên Vietnamnet; rằng “chưa nói đến việc sử dụng trực thăng chữa cháy; ngay cả một thiết bị bay để phục vụ cho việc giám sát vụ cháy từ trên cao cũng chưa được trang bị.”

Cảnh báo dài hạn về cháy rừng miền Trung

Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết; từ ngày đầu tháng 7, hiện tượng nắng nóng sẽ xuất hiện ở khu vực miền Trung sau những ngày có mưa dịu mát.

Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong chuyến kiểm tra công tác chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh; đã chỉ đạo ngành chức năng của địa phương không được chủ quan; lơ là bởi trong thời gian tới thời tiết sẽ còn diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần tiếp tục tập trung cao độ; duy trì các lực lượng bám trụ tại các điểm nóng về cháy rừng; tránh để các vụ hỏa hoạn bùng phát trở lại và lan sang các vùng khác; nhất là khu vực gần khu dân cư, đường điện 500 kV.

Từ góc độ cảnh báo dài hạn, tiến sĩ Vũ Tấn Phương (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam); chỉ rõ: Ở vùng Bắc Trung Bộ, thời điểm có nguy cơ cháy rừng cao là các tháng 5, 6 và 7. Nguy cơ cháy rừng ở khu vực này sẽ tăng trong các thập kỷ tới; năm 2020 mối hiểm họa tăng so với năm 2000 từ 6 – 40%; năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%.

Cháy rừng miền Trung

Giải pháp nào cho phòng chống cháy rừng miền Trung?

Theo Ban Chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong mấy thập kỷ qua, trung bình mỗi năm, Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng. Trong đó mất rừng do hỏa hoạn là khoảng 16.000ha/năm. Thiệt hại ước tính là nhiều trăm tỷ đồng/năm.

Ngoài ra còn những ảnh hưởng xấu về môi trường sống cùng những thiệt hại do tăng lũ lụt ở vùng hạ lưu; làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến an ninh quốc phòng… Các vụ cháy rừng đã gây tổn hại đến tính mạng và tài sản của con người.

Như vậy, cháy rừng xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân; bao gồm các yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội; và các chính sách liên quan như công tác quản lý, điều hành; dự báo và phòng ngừa cháy rừng.

Trong khi chúng ta không thể hay rất khó can thiệp đối với các yếu tự nhiên như biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết, chất lượng rừng, đặc điểm thực bì…, các yếu tố con người – xã hội nằm trong khả năng điều chỉnh của chúng ta.

Để phòng, chống cháy rừng hiệu quả, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ rừng và phối hợp nhiều cách bảo vệ rừng theo mô hình “tam giác cân”. Cạnh thứ nhất – giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy rừng. Cạnh thứ hai – xử lý nhanh cháy rừng. Cạnh thứ ba – tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng.

Biện pháp xử phạt cho hành vi đốt rừng

Cũng trong chiều 1/7, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Đình Thành (46 tuổi, trú xã Xuân Hồng) với cáo buộc “Vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy”, theo điều 313 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, trưa ngày 28/6 ông Thành ra khu vườn ở sát chân núi Hồng Lĩnh gom rác lại rồi châm lửa đốt. Do trời nắng nóng, gió phơn tây nam thổi mạnh khiến lửa bén đến rừng phòng hộ ở thôn 7 xã Xuân Hồng, rồi lan ra các khoảnh rừng ở thị trấn Xuân An. Ông Thành đã hô hoán người dân đến múc nước dập lửa song bất thành. Hàng nghìn người được điều động dập lửa nhưng phải mất 3 ngày, ngọn lửa mới được khống chế.

Ông Nguyễn Đại, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi, cho hay tùy theo từng loại rừng sản xuất (50-5.000 m2), rừng đặc dụng (tối đa 1.000 m2), rừng phòng hộ (tối đa 3.000 m2), người gây ra cháy rừng sẽ bị xử phạt 1-100 triệu đồng. Ngoài ra, họ bị buộc phải khôi phục hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

“Người gây cháy rừng vượt quá diện tích nói trên, đơn vị sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra yêu cầu xử lý hình sự, ông Đại nói.

Cháy rừng miền Trung, chống Cháy rừng miền Trung; cháy rừng miền Trung 2019, Cháy rừng miền Trung 2018; Cháy rừng miền Trung tháng 7

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua