Khi công nghệ ngành chế biến thực phẩm phát triển, vô số thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn được ra đời. Thế nhưng, những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo chuyển hoá (trans fat). Chúng là thủ phạm hàng đầu gây ra tăng cân và nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, tim mạch, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm dưới đây, đặc biệt là khi muốn giảm cân thành công.
Nhận biết thực phẩm chứa chất béo chuyển hoá
Từ năm 2015, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khẳng định chất béo chuyển hoá không nên được sử dụng trong thức ăn. Vì vậy, hầu hết những loại thực phẩm đóng gói hiện nay đều không được chứa chất béo chuyển hoá theo quy định của FDA.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm đó chỉ chứa 0,5g chất béo chuyển hoá, nó vẫn được dán nhãn là 0g. Nên bạn chỉ có thể hạn chế chứ không thể tránh hoàn toàn chất béo chuyển hoá nếu tiêu thụ những sản phẩm này. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những từ như “hydrogenated” (đã được hydro hoá) hoặc “partially hydrogenated” (đã được hydro hoá một phần). Bởi về cơ bản, chúng vẫn là chất béo chuyển hoá.
Bơ thực vật (shortening và margarine)
Hầu hết các loại bơ thực vật dạng thỏi hoặc trong chai đều được hydro hoá một phần (PHOs). Đây là phương pháp bổ sung thêm hydro vào dầu thực vật. Điều này giúp cho dầu biến thành thể lỏng ở nhiệt độ phòng. Đồng thời chúng có thể được bảo quản lâu hơn so với những loại chất béo khác. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra một số thành phần chất béo chuyển hóa không mong muốn. Hydro xuất hiện và làm cản trở việc loại bỏ LDL – cholesterol có hại ra khỏi máu; và làm giảm lượng HDL – cholesterol có lợi.
Do đó, hãy thay thế bơ thực vật bằng những loại dầu chứa chất béo có lợi như dầu oliu, dầu canola hoặc dầu hướng dương nếu có thể để bữa ăn của bạn lành mạnh hơn.
Thức ăn nhanh
Gà rán, khoai tây chiên, pizza, hamburger, bánh donut… là những loại thức ăn nhanh mà bạn tuyệt đối nên tránh. Không chỉ chứa nhiều chất béo chuyển hoá, chúng còn chứa rất nhiều tinh bột và dầu mỡ. Đặc biệt, những loại thức ăn nhanh này đều chứa dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần. Do đó, chúng có thể gây ra bệnh xơ vữa động mạch, viêm cơ tim…
Ngoài thức ăn nhanh ra thì các loại đồ ăn vặt được chiên xào bằng dầu được dùng nhiều lần cũng là nguồn chất béo chuyển hoá dồi dào. Chẳng hạn như bánh khoai, bánh chuối, bánh rán…
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh
Các loại thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đều chứa chất béo chuyển hoá. Đặc biệt là pizza đông lạnh. Do đó, thay vì ăn pizza đông lạnh, bạn có thể tự làm pizza tại nhà. Việc này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Nhưng ít nhất bạn có thể kiểm soát được những thành phần mà mình cho vào bánh.
Các loại bánh ngọt và snack đóng gói
Tất cả các thể loại snack và bánh ngọt đóng gói đều chứa chất béo chuyển hoá. Ví dụ như như bánh quy, bánh quy giòn, bánh bông lan, bánh gato và các loại bánh nướng khác… Hầu hết bánh, bánh quy, bánh cứng đều chứa các chất tạo xốp. Các chất này có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa.
Bên cạnh đó, nhiều loại bắp rang bơ được chế biến bằng lò vi sóng hoặc đóng gói thường có chứa chất béo chuyển hóa để tạo thêm hương vị cho chúng.
Kem béo thực vật (creamer)
Kem béo thực vật loại thực phẩm không chứa sữa. Nhưng nó lại là nguồn chất béo chuyển hoá đáng kể. Bởi chúng là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thường là dầu cọ được hydro hoá một phần. Kem béo thực vật thường được ứng dụng trong pha chế đồ uống. Như trà, cà phê, ngũ cốc, yến mạch, sô cô la nóng… để tạo ra đột ngọt béo hấp dẫn.
Tiếp Thị Gia Đình