Biến khu vườn trở nên đa dạng sinh học hơn

Những bí quyết nho nhỏ dưới đây sẽ giúp khu vườn sau nhà, ban công hay bất cứ không gian xanh nào mà bạn có trở nên đa dạng sinh học hơn hẳn

chăm sóc khu vườn trở nên đa dạng sinh học

Chăm sóc khu vườn trở nên đa dạng sinh học không chỉ giúp cây trồng mạnh khoẻ mà còn góp phần bảo vệ môi trường  (Ảnh: Shutterstock)

Sức khoẻ của con người và sự hưng thịnh của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho tự nhiên luôn được cân bằng giữa các loài động vật và thực vật. Bạn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc giữ cho thiên nhiên luôn dược đa dạng sinh học bằng cách chăm sóc khu vườn của mình bằng những cách dưới đây.

Giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu

Trong những thập kỷ qua, thuốc trừ sâu được cho là thứ gây hại sức khoẻ con người lẫn các loài động thực vật. Không chỉ vậy, khi thuốc trừ sâu, chất hoá học được đưa vào môi trường nước, chúng còn giết chết các loài sinh vật dưới nước. Kể cả các loại tảo có lợi.

Bạn có thể chăm sóc khu vườn, tiêu diệt sâu bọ bằng cách hình thức tự nhiên hoặc rào cản vật lý. Đối với các hình thức tự nhiên, bạn nên nuôi các loài côn trùng hoặc chim diệt sâu bọ, hoặc sử dụng thuốc diệt nấm sulfur ít gây hại hơn các loại thuốc trừ sâu khác.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế diệt cỏ dại. Nhiều loài thực vật mà chúng ta nghĩ là cỏ dại lại có lợi cho đa dạng sinh học của khu vườn. Thậm chí là một số loài cỏ dại có thể ăn được. Bên cạnh đó, nhiều loài côn trùng có thể ăn cỏ dại thay vì cây cối trong vườn nhà bạn.

Chăm sóc khu vườn bằng phân bón tự nhiên

Một cách chăm sóc khu vườn thân thiện với môi trường là dùng phân bón tự nhiên. Tự ủ phân bón còn là cách tận dụng rác thải hữu cơ từ sinh hoạt trong gia đình. Phân bón hữu cơ có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nhưng chúng không gây hại môi trường xung quanh cũng như các loài động vật địa phương.

Thu hút những loài thụ phấn

chăm sóc khu vườn thu hút loài thụ phấn

(Ảnh: Shutterstock)

Khi chăm sóc khu vườn, bạn cần biết loài côn trùng nào gây hại và loài nào không. Sâu, mọt gỗ, rết và nhiều loài sinh vật khác giúp đất tơi xốp. Ruồi, bọ cánh cứng giúp phân huỷ phân gia súc. Ong và các loài côn trùng khác thụ phấn cho cây trồng. Đa phần cây trồng đều được thụ phấn nhờ các loài côn trùng hoang dã. Chỉ một số ít được thực hiện nhờ thuần hóa ong mật.

Cách để tăng số lượng côn trùng hoang dã và thu hút những loài thụ phấn là trồng những vườn hoa dại nhỏ và giữ nguyên thảm thực vật tự nhiên. Một số loài hoa dễ trồng, dễ tìm để thu hút các loài thụ phấn là hoa hồng bụi, hướng dương, trinh nữ, bồ công anh, hoa mõm chó… Cách này còn làm tăng quần thể các loài thiên địch trong tự nhiên. Nhờ đó, bạn sẽ giảm phụ thuộc vào thuốc trừ sâu.

Kiểm soát các loài xâm lấn

Loài xâm lấn là một loại cây hoặc động vật không thuộc địa phương mà đến từ nơi khác. Những loài này có thể sinh sôi nhanh chóng và khiến hệ sinh thái địa phương gặp nguy hiểm. Do đó, để chăm sóc khu vườn, bạn đừng nên mua những loài xâm lấn về làm thức ăn hoặc vật nuôi. Một loài xâm lấn vẫn hay được nuôi làm thú cưng là rùa tai đỏ.

Những loài động, thực vật xâm lấn khác bạn cần biết là cây mai dương, cây bông ổi, cây keo giậu, lục bình, tôm càng đỏ, gián đất, ốc bươu vàng… Nếu bạn đã nuôi một sinh vật xâm lấn thì đừng thả nó về tự nhiên và mua thêm nữa.

Thêm nguồn nước

Nếu bạn có đủ không gian, hãy xây thêm một ao nước nhỏ gần khu vườn. Sau đó bạn thêm vào các cây thuỷ canh, nuôi thêm cá, rùa hoặc ếch. Đây là cách chăm sóc khu vườn cực kì hiệu quả. Nó không chỉ giúp nó trở nên đa dạng sinh học hơn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho khu vực quanh nhà.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: Pebble Mag

>> Xem thêm: TRANG TRÍ NHÀ CỬA VỚI 4 LOẠI CÂY CHỮA BỆNH DỄ TRỒNG

Đừng bỏ qua