Lên mạng Internet, chỉ cần gõ “cách nuôi con” chắc hẳn các mẹ sẽ không khỏi băn khoăn trước một rừng thông tin mà trang nào cũng giật tít “tuyệt chiêu” hay “phương pháp chuẩn”. Hiểu được lo lắng này của các mẹ, trước khi khép lại 8 kỳ của chuyên đề đặc biệt này, Tiếp Thị Gia Đình có đôi lời dặn dò quan trọng gửi đến các mẹ đây:
Mẹ thông minh đừng chỉ tin chuyên gia Google nhé!
Nhiều mẹ có thói quen lên mạng hỏi thăm “bác sĩ Google” và chẩn đoán bệnh cho con. Cũng vì thế, có mẹ thấy con chậm nói, sau khi xem các dấu hiệu trên Google thì đã mất ăn mất ngủ vì tưởng con bị bệnh tự kỷ. Có bé bị sốt xuất huyết mà mẹ lại chủ quan nghĩ con cảm cúm bình thường, khiến con gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Nhưng mẹ biết không, không phải thông tin nào trên mạng Internet cũng là thông tin chính thống. Một nghiên cứu của khoa Nhi, Đại học Nottingham, Anh, vào năm 2009, cho thấy trong số 500 website tư vấn về nhi khoa được đánh giá, chỉ có 39% cho câu trả lời chính xác, 11% cho thông tin sai và một con số khổng lồ, 49%, không đưa ra được câu trả lời mà bạn mong đợi. Điều đáng nói nữa là ngay cả các website cung cấp thông tin đúng nhưng tính chính xác của thông tin lại tùy thuộc vào từng vấn đề, không phải thông tin nào cũng đúng tuyệt đối.
Mách mẹ nguồn thông tin đáng tin cậy
♠ Bác sĩ “ruột”: Mẹ nên tìm một bác sĩ “ruột” hiểu các vấn đề của con mình, ngay cả khi bác sĩ không thuộc chuyên môn mà con đang gặp vấn đề, họ cũng sẽ giới thiệu cho mẹ đến các bác sĩ uy tín trong ngành khác.
♠ Sách của bác sĩ chuyên khoa: Có thể là sách của các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý, bác sĩ khoa nhi nhiều năm kinh nghiệm, có uy tín cao.
♠ Báo, tạp chí nổi tiếng: được “hậu thuẫn” bởi dàn bác sĩ kinh nghiệm với đầy đủ thông tin chính xác, cần thiết.
♠ Website của các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, tổ chức khoa học, các bệnh viện nhi hay bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
♠ Các lớp học làm mẹ: do các bác sĩ, chuyên gia về nhi khoa, dinh dưỡng, tâm lý danh tiếng giảng dạy.
♠ Người đã có con: Dựa trên kinh nghiệm cá nhân này đồng thời mẹ nên chọn lọc thông tin và kiểm chứng lại qua các bác sĩ nhé!
♠ Các kênh Facebook, YouTube uy tín: Các kênh Facebook hay YouTube được nhiều mẹ tin dùng nhờ sự tiện lợi, dễ tương tác hàng ngày. Mẹ hãy chọn những kênh Facebook, YouTube được hỗ trợ bởi các chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý, có lượng truy cập và tương tác cao, nội dung đa dạng, thiết thực cho mẹ và bé. Mẹ hãy thử truy cập vào https://www.youtube.com/KiddyChannel hoặc https://www.facebook.com/KiddyChannel/. Hai kênh này bật mí cho mẹ rất nhiều công thức nấu ăn, hướng dẫn mẹ cách tự làm đồ chơi cho bé và cả những mẹo nuôi dạy con rất hữu ích qua các video, hình ảnh hấp dẫn, thú vị và dễ hiểu đấy mẹ ạ!
Dầu ăn Kiddy, bí quyết ăn dặm cho con
Mỗi bữa ăn dặm của con, mẹ có thể cho thêm một muỗng cà-phê dầu ăn dinh dưỡng Kiddy để bổ sung các dưỡng chất giúp con thông minh và khỏe mạnh.
♠ Kiddy hiện có 2 loại:
√ Dầu cá hồi Kiddy giàu DHA và omega 3, 6, 9 từ dầu cá hồi nhập khẩu, kết hợp với các loại dầu thực vật cao cấp như dầu gạo, mè, đậu nành, hạt cải.
√ Dầu ô-liu Kiddy nhập khẩu từ Ý, giàu omega 3, 6, 9 và vitamin A, E, D, K cùng hợp chất chống ô-xy hóa polyphenol. Mẹ cũng có thể dùng luân phiên hai loại dầu để thay đổi khẩu vị, giúp con ngon miệng hơn.
Tiếp Thị Gia Đình