Chỗ nào trên cơ thể “chạm đáy nỗi đau” cũng cần đi bác sĩ khám ngay!

Trong bài hát cùng tên của nam ca sĩ Erik, anh chạm đáy nỗi đau vì người yêu phụ bạc. Nhưng trong đời sống, không cần yêu ta cũng trải nghiệm được cảm giác chạm đáy nỗi đau (theo nghĩa đen). Cùng tìm hiểu những bệnh lý nguy hiểm này.

Trong bài hát cùng tên của nam ca sĩ Erik, anh chạm đáy nỗi đau vì người yêu phụ bạc. Nhưng trong đời sống, không cần yêu ta cũng trải nghiệm được cảm giác chạm đáy nỗi đau (theo nghĩa đen). Cùng tìm hiểu những bệnh lý nguy hiểm này.

https://www.youtube.com/watch?v=8BAdhoeabUM

Chạm đáy nỗi đau ở lưng

Nhiều người đã từng đau lưng, nhất là người  lớn tuổi hoặc lao động nặng nhọc. Các cơ lưng nâng đỡ cả phần trên và phần dưới của cơ thể nên thường hay bị căng thẳng, gây đau nhức, mệt mỏi.

Nếu bạn liên tục bị đau lưng, cùng với cảm giác ngứa ran ở ngón chân và bàn chân, rất có thể đĩa đệm cột sống của bạn đang có vấn đề.

Chạm đáy nỗi đau ở hàm

Dù đau hàm không phải là một triệu chứng phổ biến, nhưng khi bị đau, nhiều người thường bỏ qua vì nghĩ là do ăn uống; bệnh răng miệng hoặc căng thẳng.

Đúng là các vấn đề về răng miệng thường chiếm phần lớn nguyên nhân gây đau hàm. Tuy nhiên, hàm bị sưng, đau hàm kèm cảm giác nhói; tức ngực có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tim.

Chạm đáy nỗi đau bụng kinh

Đau bụng kinh thường diễn ra trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, do viêm xung quanh thành tử cung. Đau bụng kinh rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ và có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng kinh nguyệt mãn tính, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lây qua đường tình dục (STDs); nghiêm trọng hoặc ung thư cổ tử cung.

Chạm đáy nỗi đau đầu

Có nhiều nguyên nhân gây nhức đầu trong thời gian dài. Đó có thể do cảm, sốt, căng thẳng… hoặc thậm chí ung thư. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua những cơn nhức đầu. Đau nhức ở vùng đầu liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của khối u não hoặc các vấn đề có liên quan đến tim mạch.

Chạm đáy nỗi đau bụng dưới

Đau bụng khá phổ biến, đặc biệt khi chúng ta mắc các vấn đề tiêu hóa tạm thời như trào ngược a-xít; đầy hơi, rối loạn hoạt động ruột…

Tuy nhiên, nếu đau ở vùng bụng dưới trong thời gian dài, đó có thể dấu hiệu của chứng viêm ruột thừa (bên phải) hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu (bên trái).

Trong trường hợp này, bạn cần đi khám, tiến hành siêu âm; kiểm tra, xét nghiệm để kịp thời điều trị.

Chạm đáy nỗi đau chân

Nếu bạn phải đi lại nhiều; công việc đòi hỏi phải đi đứng cả ngày… thường xuyên bị đau chân là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn hay bị đau chân không rõ nguyên nhân, kèm với triệu chứng tê, mỏi; đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh do tiểu đường.

Chạm đáy nỗi đau ở giữa lưng

Nếu nhận thấy vùng lưng giữa thường bị đau, dù bạn không hề bị thương hoặc chưa rõ nguyên nhân là gì; đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận, nhất là khi cơn đau đi kèm với những cơn sốt.

Nhiễm trùng thận có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn chớ nên xem thường cơn đau vùng lưng giữa.

Chạm đáy nỗi đau bắp chân

Bắp chân bị đau thường xuyên, dù bạn không tập luyện hoặc đi lại nhiều, có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt can-xi và loãng xương.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu can-xi trong cơ thể chính là cơ bắp chân.

Bất kỳ cơn đau kéo dài nào cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang “không ổn”, cần đi bác sĩ khám ngay!

Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua