Trồng cây lưỡi hổ để thanh tẩy không gian và đổi vận phong thủy

Cây lưỡi hổ được nhiều người ưa thích vì khả năng thanh lọc không khí tốt, có thể đặt ở nhiều không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm...

Cây lưỡi hổ được nhiều người ưa thích vì khả năng thanh lọc không khí tốt, có thể đặt ở nhiều không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm…

Chọn đất trồng cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây lưỡi hổ có lá mọng nước nên có khả năng chịu khô hạn tốt. Cây phù hợp được với nhiều loại đất trồng. 

Khi chọn đất trồng lưỡi hổ, bạn chỉ cần chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Lưỡi hổ cũng có thể sống và sinh trưởng tốt khi trồng thủy sinh.

Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Để nhân giống cây lưỡi hổ, người ta thường dùng hai cách phổ biến, đó là tách bụi và giâm cành.

Tách bụi: Lưỡi hổ là loại cây sinh sôi và nảy nở khá nhanh. Cây rất dễ mọc nhánh mới và cây con. Đợi cây con lớn khoảng 2 tuần – 1 tháng; bạn có thể tách chúng ra thành một cây mới riêng lẻ. Phương pháp này có kết quả thành công cao; nhưng số lượng lại không nhiều, chỉ phù hợp trồng tại nhà.

Giâm lá: Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và phải khá tỉ mỉ trong quá trình làm. Đầu tiên, bạn lựa một cây lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt; không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp; cắt ngang sát gốc. Lưu ý không chọn lá già và cũng không chọn lá còn quá non.

Bạn cắt lá thành từng khúc dài khoảng 5cm; và để một thời gian cho những lát cắt này héo mặt, khô lại. Sau đó, chôn lá xuống khoảng 1/2 độ sâu của đất trong chậu; lưu ý không chôn quá sâu. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ. Việc giâm lá nên thực hiện từ đầu mùa Xuân đến cuối mùa Hè.

Bạn có biết?

Cây có thể hấp thu đến 107 loại khí độc, đặc biệt là một số loại khí mang độc tố gây ung thư.
Trong phòng ngủ, cây lưỡi hổ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn với bầu không khí thanh sạch vì cây có khả năng hút bụi và chuyển đổi khí carbon dioxide thành khí ô-xy vào ban đêm.
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với khả năng lọc khí formaldehyde – loại khí sinh ra từ các loại hóa mỹ phẩm dùng cho việc vệ sinh cá nhân, nên rất thích hợp để đặt trong phòng tắm.
Đây cũng là một loại cây để bàn được nhiều người yêu thích vì có khả năng hấp thụ bức xạ máy tính.
Theo một số quan niệm phương Đông, cây tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ nên có khả năng xua đuổi ma quỷ và những điều không may.

Nhờ tác dụng thanh lọc không khí và ý nghĩa tốt về mặt phong thủy mà cây lưỡi hổ ngày càng được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà. TTGĐ hy vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn có được một chậu cây lưỡi hổ thật ưng ý để trang trí nhà cửa. Chúc bạn thành công!

Đừng bỏ qua