Số ca đột quỵ xuất huyết não chỉ chiếm gần 20% tổng số ca đột quỵ; nhưng có tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Theo thống kê, chỉ 30% bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục; đi lại được và 30% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Chia sẻ với TTGĐ, bác sĩ Nguyễn Bích Hường, chuyên khoa Nội – Thần Kinh, cho biết; đột quỵ xuất huyết não là loại đột quỵ nguy hiểm nhất; vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế nhiều nhất trên thế giới.
XUẤT HUYẾT NÃO LÀ GÌ?
Xuất huyết não, hay xuất huyết nội sọ (ICH), là tình trạng các động mạch; tĩnh mạch não bị vỡ, gây tổn thương trong nhu mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. Máu ứ đọng ở vị trí tổn thương sẽ kích thích các mô não, gây ra phù não; tạo thành ổ máu tụ trong não. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các khu vực xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não.
Xuất huyết não là dạng đột quỵ thường gặp thứ hai sau nhồi máu não. Tuy nhiên, bệnh nhân nhồi máu não có tỷ lệ tử vong từ 15–20%; và có thể chữa khỏi nếu đến viện sớm trong những giờ đầu kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hầu hết bệnh nhân xuất huyết não sẽ bị thương tật vĩnh viễn. Biến chứng có thể bao gồm đột quỵ, mất chức năng não; hoặc do tác dụng phụ của thuốc và phương pháp điều trị. Bệnh nhân xuất huyết não vẫn có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Bệnh nhân xuất huyết não thường gặp những triệu chứng như đau nhức đầu dữ dội; và đột ngột kèm các dấu hiệu yếu, bại một cánh tay hoặc chân; buồn nôn, ói mửa; choáng váng, không tỉnh táo, thậm chí bất tỉnh, hôn mê; gặp khó khăn khi nghe, nói, đọc, viết; có vị lạ trong miệng, khó nuốt; có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
Ngoài ra, người đột quỵ xuất huyết não có thể có huyết áp tăng cao bất thường; thở mạnh, tăng tiết đờm dãi, tăng thân nhiệt sớm, giãn đồng tử, mắt mở lớn… Tất cả những triệu chứng có thể xuất hiện thoáng qua và biến mất; nhưng sẽ diễn biến nghiêm trọng và dày đặc hơn theo thời gian. Nếu gặp phải một trong những tình trạng trên hoặc nghi ngờ bị xuất huyết não; bác sĩ Hường khuyên mọi người không nên chủ quan mà cần chủ động đi khám để tránh gặp biến chứng.
NGUYÊN NHÂN ĐỘT QUỴ XUẤT HUYẾT NÃO
Hơn 80% các bệnh nhân xuất huyết não được chẩn đoán là do tăng huyết áp mạn tính. Chấn thương đầu cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu trong não ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Các nguyên nhân khác có thể kể đến như phình động mạch; dị dạng mạch máu não, bệnh mạch máu dạng bột (đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp; gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết), rối loạn đông máu, u não, bệnh gan…
Bên cạnh đó, bác sĩ Hường cho biết, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não; chẳng hạn như: tình trạng bệnh lý (tim mạch, cao huyết áp); giới tính (bệnh xuất huyết não ở đàn ông thường xuyên hơn phụ nữ); thói quen sinh hoạt (người có hàm lượng cholesterol cao, sử dụng chất gây loãng máu; người nghiện rượu, thường xuyên sử dụng cocain có nguy cơ cao hơn người bình thường).
HẬU QUẢ CỦA XUẤT HUYẾT NÃO
Theo bác sĩ Hường, xuất huyết não gây ra hậu quả nặng nề với tỷ lệ tàn tật và tử vong cao. Ở thời điểm 7 ngày sau xuất huyết não, tỷ lệ tử vong là khoảng 30%; và tăng gấp đôi (59%) sau 1 năm.
Một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ngay trong 48 giờ đầu tiên sau đột quỵ. Những trường hợp sống sót còn lại thường gắn liền với sự tàn phế nặng nề; chỉ có khoảng dưới 40% các bệnh nhân có thể phục hồi các hoạt động sống hằng ngày.
Trường hợp bị xuất huyết não nhẹ, người bệnh có thể gặp các rối loạn ngôn ngữ, biểu hiện ở khả năng đọc, hiểu, nghe, nói giảm sút rõ rệt.
CÁC XÉT NGHIỆM ĐỂ CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ XUẤT HUYẾT NÃO
Hiện nay, hình ảnh học sọ não (chụp CT sọ não hoặc MRI não) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xuất huyết não. Các bác sĩ cũng có thể xác định phần nào tổn thương của não; dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để chẩn đoán; và phát hiện xuất huyết não như chụp CT mạch máu não, DSA, các xét nghiệm máu khác.
Phương pháp khám thần kinh hoặc khám mắt có thể giúp phát hiện được phù dây thần kinh thị giác. Tuy nhiên, bác sĩ Hường cho biết; chọc dò tủy sống thường không được thực hiện trong chẩn đoán xuất huyết não; vì phương pháp này có thể gây nguy hiểm và làm cho bệnh nặng hơn.
ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO
Trong giai đoạn cấp, điều trị xuất huyết não chủ yếu là kiểm soát huyết áp; hạn chế thể tích khối máu tụ, điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu nếu có; chống phù não và điều trị các triệu chứng đi kèm.
Một số trường hợp đặc biệt có thể phẫu thuật để giảm phù và ngăn ngừa chảy máu. Tùy thuộc vào vị trí các tụ máu đông; bác sĩ sẽ phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút theo hướng dẫn của quang tuyến. Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định, bao gồm thuốc giảm đau; corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để làm giảm phù, thuốc chống co giật để kiểm soát co giật.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ XUẤT HUYẾT NÃO
Để phòng ngừa xuất huyết não, mọi người cần phải kiểm soát tốt huyết áp. Huyết áp càng cao thì nguy cơ xuất huyết não càng lớn. Bác sĩ Hường khuyến khích mỗi gia đình nên trang bị máy đo huyết áp; nhằm theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp cá nhân.
Chúng ta cũng cần bảo vệ đầu khỏi những chấn thương, va đập vật lý. Luôn đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường, thắt dây an toàn; và lái xe cẩn thận cũng phần nào hạn chế khả năng xuất huyết não do chấn thương gây ra.
Ngoài ra, duy trì lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng; không hút thuốc, tránh xa cocain và rượu bia; tập thể dục thường xuyên là những cách đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa xuất huyết não.
Tiếp Thị Gia Đình