Singapore thực thi lệnh cấm quảng cáo đồ uống có đường

Đứng trước tình trạng béo phì và tiểu đường đang ngày càng tăng cao, đảo quốc Sư tử đã đưa ra quyết định thực thi lệnh cấm quảng cáo đồ uống có đường

Mới đây, Singapore vừa ban lệnh cấm quảng cáo đồ uống có đường. Hành động này đã biến đảo quốc Sư tử trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện điều này.

Cụ thể, các loại đồ uống có hàm lượng đường đều phải dán nhãn mác để cánh báo khách hàng. Trong nội dung nhãn cũng phải đính kèm cảnh báo tiêu thụ nhiều đường không có lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, Singapore cũng sử dụng nhãn mác theo màu để cảnh báo đến người tiêu dùng. Nó được chia thành 3 loại cơ bản là lành mạnh, trung tính và không lành mạnh; tương ứng với 3 màu xanh, đỏ và cam. Các sản phẩm phải tuân theo quy định này gồm tất cả những đồ uống được đóng gói trong chai; hộp hoặc bịch từ nước giải khát; nước trái cây; sữa chua và các loại nước hỗn hợp. Theo ông Edwin Tong – Bộ trưởng Y tế cho biết, các loại nước có đường cao cũng được yêu cầu mang nhãn mác “bao bì không lành mạnh” trong vòng 4 năm tới.

cấm quảng cáo đồ uống có đường

Lệnh cấm đồ uống có đường sẽ được áp dụng trên?

Lệnh cấm mới này sẽ được áp dụng trên các chương trình truyền hình, in ấn, bảng quảng cáo và các kênh trực tuyến; đồng thời trên các trang web truyền thông xã hội cũng cấm quảng cáo đồ uống có đường. Hành động của Singapore đang mạnh mẽ hơn các biện pháp ở các quốc gia khác như Mexico, Anh và Canada, để giải quyết tình trạng gia tăng người mắc bệnh tiểu đường.

Trước khi ban hành lệnh cấm quảng cáo đồ uống có đường trên toàn lãnh thổ. Chính phủ Singapore đã tiến hành tham vấn người dân; đồng thời đặt câu hỏi rằng chính phủ nên làm thế nào để giảm lượng đường tiêu thụ. 4 giải pháp được đưa ra là dán nhãn cảnh báo, cấm quảng cáo, đánh thuế đường; và cấm các đồ uống có lượng đường cao. Theo kết quả cho thấy có 84% người dân ủng hộ việc dán nhãn cảnh báo bắt buộc.

Theo tờ The Straits Times của Singapore; có khoảng 440.000 dân Singapore từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường vào năm 2014. Cứ 9 người thì có một người bị tiểu đường và một phần ba có nguy cơ mắc bệnh này suốt đời. Nếu không thay đổi, số bệnh nhân tiểu đường dưới 70 tuổi dự kiến sẽ tăng lên mức 670.000 vào năm 2030; và một triệu vào năm 2050. Hiện tại, trung bình mỗi ngày người Singapore tiêu thụ hết 12 muỗng đường và 6 muỗng đến từ đồ uống. Chính điều này dẫn tới sự gia tăng các trường hợp béo phì, tiểu đường ở Singapore.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua