Cách xử lý tốt nhất khi bị phê bình

Dĩ nhiên là không ai thích bị phê bình và thường chống chế, tranh cãi, bực tức...Liệu có cách xử lý tốt hơn khi bị phê bình không?

Nói thật là tôi rất khó chịu mỗi khi bị phê bình, dù chỉ là lỗi nhỏ xíu và tôi thường phản ứng rất giận dữ. Tôi đã phải gồng mình vô cùng để không bùng nổ mỗi khi bị phê bình ở nơi làm việc, nhưng với bạn bè, người thân thì tôi chưa làm được như thế. Cơ bản là tôi luôn cố gắng làm mọi việc hoàn hảo nhất có thể và khi chồng, con hay ai đó phát hiện tôi vẫn có sai sót thì tôi không chịu được và dễ nổi cáu”, nhà tâm lý Gretchen Rubin, một trong những cây bút có ảnh hưởng nhất ở Mỹ trong các đề tài về thói quen và hạnh phúc, chia sẻ. Từ trải nghiệm bản thân, bà Gretchen Rubin đã đúc kết được vài “chiến lược” để áp dụng mỗi khi bị phê bình như sau.

TRÌ HOÃN SỰ PHẢN ỨNG

Hãy đếm đến 10, hít thở sâu và nếu có thể thì không phản ứng gì cho đến tận hôm sau. Chúng ta đều biết câu: “Đừng giữ cơn giận cho đến khi mặt trời lặn”, nhưng nếu tôi nổi giận vì một lời phê bình của chồng, tôi sẽ đợi cho qua một đêm ngon giấc rồi mới nêu vấn đề đó ra với chồng. Thường là đến sáng hôm sau, tôi có thể nhận ra ý tốt của anh ấy và thừa nhận rằng lời phê bình đó không phải là quá đáng.

THẬT SỰ TIẾP THU Ý KIẾN

khi bi phe binh hinh anh 2

Tôi thấy việc ghi lại ý kiến của ai đó khi họ đang nói chuyện với mình rất có ích vì nó làm cho tôi phải chú ý, tránh tình trạng nghe tiếng được tiếng mất. Tôi cũng thường dẫn giải lại ý của người nói để chắc rằng tôi đã nghe và hiểu đúng. Điều này giúp tôi không phản ứng lại một cách sỗ sàng.

ĐỪNG ĐỂ TÂM ĐẾN LỜI PHÊ BÌNH THIẾU SUY NGHĨ

Khi bị phê bình, tôi luôn dặn mình phải cởi mở và trung thực, nhưng tôi sẽ không thể giữ được tâm trạng tốt như vậy nếu bị dồn vào thế phải tự vệ. Đó là lý do tôi không bao giờ đọc các bài bình luận loạn xị trên mạng vì tôi lo rằng mình sẽ phản ứng ngay cả khi những gì họ nói không có căn cứ. Những lời tiêu cực có tác dụng mạnh hơn lời tích cực và tôi không muốn mình thay đổi theo hướng tồi tệ hơn chỉ vì câu nhận xét thiếu suy nghĩ của ai đó.

THAY ĐỔI CÁCH NGHĨ

Thay vì xem lời phê bình như mũi tên tấn công, tôi thường tự nhủ: “Người này đang giúp mình nên mình sẽ chào đón sự phê bình”. Chẳng hạn như với các bài viết của tôi, tôi luôn hít thở sâu trước khi lắng nghe ý kiến của người xét duyệt rồi tôi tự nhắc mình: “Tôi háo hức nghe những chỉ dẫn để làm cho quyển sách, bài báo… của mình hay hơn”.

THỪA NHẬN THIẾU SÓT

khi bi phe binh hinh anh 3

Theo kinh nghiệm của tôi, trong một tập thể, nếu không có ai đứng ra nhận lỗi thì cả nhóm cứ loay hoay với việc xác định xem ai có lỗi. Một khi có người giơ tay nhận lỗi, tất cả sẽ thở phào nhẹ nhõm và có thể tập trung vào chuyện cần làm gì. Khi tôi nói với con gái: “Mẹ xin lỗi vì mẹ đã quên hẹn gặp bác sỹ mắt cho con trong khi con đã nhắc mẹ nhiều lần rằng mắt con dạo này có vẻ không ổn. Bây giờ mẹ hẹn ngay đây” là tôi chứng tỏ với con mình sẵn sàng sửa sai, qua đó tôi xây dựng được lòng tin nơi con.

THỪA NHẬN ĐIỂM YẾU ĐỂ NGÀY CÀNG “MẠNH” HƠN

Tác giả Gretchen Rubin cũng nhấn mạnh một thực tế đầy mâu thuẫn: Thể hiện sự yếu đuối có thể là dấu hiệu của sức mạnh. Khi bạn chứng tỏ bạn có thể tiếp nhận sự phê bình một cách điềm tĩnh và học hỏi từ đó, kết quả sẽ là bạn ngày càng tiến bộ hơn và cộng tác tốt hơn với những người khác.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua