Có rất nhiều nguyên nhân khiến gót chân bạn bị nứt nhưng đa phần là do làn da không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Ngoài ra còn nhiều lí do khác như như mang giày dép không đúng size, khiến gót chân bị cọ xát nhiều, gây nên tình trạng chai và nứt nẻ da gót chân. Ngoài ra, những chị em phụ nữ hay tiếp xúc nhiều với hóa chất bằng chân như tẩy rửa hay lau nhà mà không đi giày dép cũng hay gặp phải tình trạng nứt gót chân. Một số lại bị mắc các bệnh về da như vẩy nến, eczema, tiểu đường hay bệnh tuyến giáp. Việc chủ quan và không điều trị tình trạng nứt gót chân kịp thời sẽ khiến vấn đề càng trầm trọng hơn, gây khó khăn trong việc đi lại, thậm chí còn tứa máu và lan rộng hơn. Vào lúc này, thường các bạn gái sẽ cầu viện đến các loại kem dưỡng da đắt tiền hay thuốc trị nứt gót chân nhưng thực chất, đơn giản và hiệu quả nhất vẫn là cách trị nứt gót chân bằng aspirin.
Cách trị nứt gót chân bằng aspirin
Trong cách trị nứt gót chân bằng aspirin, bạn sẽ cần 10 viên thuốc giảm đau aspirin và 1 chai cồn y tế 70 độ.
Đầu tiên, bạn sẽ cần nghiền nát 10 viên aspirin thành bột nhuyễn. Bỏ bột vào dung dịch cồn đã chuẩn bị sẵn, sau đó lắc đều để bột hòa tan vào cồn, đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát trong vòng 1−2 ngày.
Với cách trị nứt gót chân bằng aspirin, mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng một miếng gạc y tế mỏng thấm dung dịch aspirin và cồn, sau đó đắp vào vị trí gót chân bị nứt nẻ. Bạn có thể dùng bao ni lông hoặc băng keo y tế để cố định miếng gạc nằm im, sau đó mang vớ vào và để nguyên miếng gạc đi ngủ. Sáng dậy, rửa lại gót chân bằng nước sạch và dùng kem dưỡng da để bổ sung độ ẩm cho gót chân.
Tùy vào tình trạng gót chân bị nứt, sử dụng phương pháp này liên tục từ 10−15 ngày sẽ trị dứt điểm tình trạng nứt nẻ gót chân của bạn. Để duy trì tình trạng gót chân mịn màng, bạn gái cần phải bổ sung nước cho cơ thể cũng như năng sử dụng kem dưỡng không chỉ cho cơ thể mà còn phải để ý cả gót chân của mình.
Bài: Nhã Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình