Cách tiêu tiền của bạn như thế nào?

Tiếp Thị Gia Đình mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau đây để biết cách tiêu tiền của mình có thật hợp lý chưa và tìm cách điều chỉnh nhé!

Cách tiêu tiền của bạn sẽ quyết định bạn có một tài chính cá nhân an toàn hay không. Đúng như Charles A. Jaffe đã nói: “Cái làm cho bạn giàu có không phải là lương bổng, mà đó là thói quen tiêu pha của bạn”. Hãy xem cách tiêu tiền của bạn thế nào qua bài trắc nghiệm sau:

1. Bạn có dự toán ngân sách cá nhân không?

A. Có nhưng không bao giờ hiệu quả
B. Không
C. Tôi luôn có cách tính toán tốt cho cách tiêu tiền
D. Tôi cũng muốn nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu
E. Có chứ. Đó là cách giúp tôi quản lý chi tiêu và tiết kiệm

2. Bạn có một việc gấp cần chi khoảng 10 triệu đồng, bạn sẽ?

A. Cà thẻ tín dụng
B. Cà thẻ hoặc mượn người thân, bạn bè
C. Thì phải trả tiền thôi
D. Nếu sự việc không cần thiết thì sẽ lờ đi
E. Trả tiền và cắt giảm chi xài để không bị quá tay

3. Thái độ của bạn khi mua một đôi giày khoảng 4 triệu đồng?

A. Nếu có tiền, tôi sẽ mua tới vài đôi chứ chẳng phải một đôi
B. Thích quá thì cà thẻ rồi trả từ từ
C. Nếu đẹp, tôi sẽ mua
D. Trời ơi, ai lại mua đôi giày đắt như thế
E. Nếu phải mua hay quá thích, tôi sẽ đi thảm khảo nhiều nơi để có giá tốt nhất

4. Bạn có biết mình có bao nhiêu tiền không?

A. Có chứ và tôi biết số tiền đó là hơi ít
B. Không quan tâm lắm
C. Có chứ
D. Tôi luôn nắm chắc điều đó
E. Tôi biết mình có bao nhiêu tiền để có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm thích hợp

5. Ý tưởng về khoản dự phòng chăm sóc sức khỏe với bạn thế nào?

A. Đó là điều tôi không muốn nghĩ tới, giống như việc phải đi bệnh viện vậy
B. Chắc người khác quan tâm chứ tôi thì không
C. Không cần thiết
D. Cần gì phức tạp hóa vấn đề như vậy
E. Đây là một ý tưởng tốt và tôi sẽ làm.

cach tieu tien hinh anh

Kết quả:

HẦU HẾT LÀ A:

Bạn sống dựa vào thu nhập của chính mình. Việc chi tiêu với thu nhập như chơi trò tung hứng liên tục. Bạn luôn muốn tổ chức tài chính cá nhân tốt hơn để có thể tiết kiệm nhưng lại có nhiều khoản chi phát sinh ngoài ý muốn.

Bước tiếp theo: Hãy xem xét chi tiêu trong tuần rồi đối chiếu lại ngân sách. Nếu chưa có ngân sách, bạn hãy lập một bảng. Hiện có app Sổ thu chi để bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

♠ HẦU HẾT LÀ B:

Bạn sống cho ngày hôm nay chứ không nghĩ về tương lai. Bạn thích mua sắm và thoải mái chi tiêu dựa vào thẻ tín dụng. Hãy coi chừng nợ không kiểm soát.

Bước tiếp theo: Bạn cần có kế hoạch cụ thể từ việc thu nhập được bao nhiêu và cần chi xài, tiết kiệm thế nào. Đừng mãi thỏa mãn niềm vui hiện tại để rồi căng thẳng trả nợ sau đó. Khi tuổi trẻ qua đi mà không có tài sản nào, bạn sẽ rất hối tiếc đấy.

♠ ĐA SỐ CÂU C:

Dường như bạn có khả năng kiếm nhiều tiền nên không phải lo lắng lắm về tài chính. Song cuộc sống mà, đâu ai đoán trước được điều gì nên bạn luôn phải có phương án dự phòng.

Bước tiếp theo: Hãy kiểm tra nguồn tài chính của mình và dùng khoản tiền nhàn rỗi mình có để đầu tư, tiền lại đẻ ra tiền. Lưu ý, kiểm tra trước khi đầu tư để tránh những rủi ro tiềm ẩn, bạn nhé!

♠ ĐA SỐ CÂU D:

Tiền bạc luôn khiến bạn căng thẳng. Bạn chưa bao giờ có đủ tiền cho những sinh hoạt của mình nên phải thường xuyên vật lộn với các khoản nợ.

Bước tiếp theo: Hãy thu thập các hóa đơn hàng tháng để biết những khoản chi chính yếu là gì. Từ đó, bạn lên cách tiêu tiền hợp lý, bớt các khoản chi không cần thiết. Từ từ, tình hình sẽ được cải thiện.

♠ ĐA SỐ CÂU E:

Bạn biết cách quản lý tiền bạc và cũng biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ như các ứng dụng, chương trình quản lý tài chính cá nhân để việc quản lý tài chính được dễ dàng và suôn sẻ.

Bước tiếp theo: Hãy tiếp tục giữ vững phong độ này thì chẳng có vấn đề gì xảy ra khiến bạn không kiểm soát và giải quyết được.

UYÊN HỒ

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua