Cách thức tự vệ của các loài vật

Trong thế giới tự nhiên, loài vật đều phải chiến đấu mỗi ngày để có thể tồn tại và cách thức tự vệ của các loài vật cũng khác nhau

Hãy giúp bé nhà bạn tìm hiểu cách thức tự vệ của các loài vật nhé!

RẮN

Cach thuc tu ve cua cac loai vat hinh anh 3

Rắn thường là con mồi của chim ưng, chó sói, chồn… Một số loài rắn tận dụng sự nhanh nhẹn lẩn vào các hốc đá, hang sâu để trốn. Những con thông minh hơn thì thè lưỡi và nằm bất động để giả chết. Đặc biệt, một số loài rắn độc sẽ phun nọc độc từ hai chiếc răng nanh hoặc dùng phần đuôi (như rắn chuông) tạo ra những âm thanh đe dọa nhằm xua đuổi kẻ thù.

NHÍM

cach thuc tu ve cua cac loai vat hinh anh 1

Nhím vốn hiền lành nên rất dễ bị các con vật khác lấn lướt, tấn công. Cách duy nhất để chúng xua đuổi kẻ thù là dùng bộ lông rậm rạp, sắc nhọn của mình. Khi bị đe dọa, nhím sẽ giữ khoảng cách an toàn với kẻ thù và gồng mình lên để lộ ra những chiếc gai nhọn cứng cáp. Đó chỉ là “kế hoạch A” để cảnh báo. Nếu kẻ thù chưa bỏ cuộc, nhím sẽ tiếp tục dùng “kế hoạch B” là chờ kẻ thù lao vào tấn công để trả đũa. Chúng sẽ nằm im, xù gai lên bao bọc khắp cơ thể. Khi kẻ thù lao vào sẽ bị gai nhọn cắm sâu vào thịt gây đau đớn, thậm chí là tê liệt.

ONG

Cach thuc tu ve cua cac loai vat hinh anh 2

Ong là loài vật có hệ thống tổ chức khá chặt chẽ và bài bản. Cách thức tự vệ của ong dựa vào sức mạnh bầy đàn giúp chúng tồn tại. Mỗi tổ ong sẽ chia ra nhiều bộ phận như ong gác tổ, ong thợ, ong chiến đấu… Trong đó, quan trọng hơn cả chính là đội quân chiến đấu để bảo vệ tổ. Khi nhận được tín hiệu có kẻ xâm nhập tổ từ ong canh gác, đội chiến đấu lập tức ùa ra bên ngoài và dùng chiếc đuôi có chứa kim nhọn tấn công kẻ thù. Điểm mạnh của đội quân chiến đấu này là có những chiến lược cụ thể. Ví dụ như loài ong Nhật, khi gặp kẻ thù quá mạnh, không thể tấn công bằng kim, chúng sẽ tập hợp thành một khối cầu bao vây kẻ thù. Khi khối cầu nóng đến 460C nhờ vào nhiệt độ cơ thể loài ong, chúng sẽ đồng loạt tấn công và tiêu diệt địch.

MỰCCach thuc tu ve cua cac loai vat hinh anh 4

Con mực là động vật hiền lành, không gây hại cho các sinh vật khác nên chúng không có khả năng đánh trả. Khi bị tấn công, cách duy nhất để mực thoát thân là lẩn trốn. Kẻ thù chủ yếu của mực là cá, các loài chim. Khi cảm nhận có mối đe dọa từ xung quanh, lập tức con mực sẽ phun một dung dịch màu đen dày đặc mà các nhà khoa học gọi là dịch mực để che mắt kẻ thù. Lúc ấy, chúng sẽ nhanh chóng thoát thân. Ngoài ra, trên bề mặt da của mực có những tế bào sắc tố có thể thay đổi nhanh chóng theo môi trường xung quanh giúp chúng ngụy trang. Mực có thể “hô biến” màu sắc của mình giống với tảng đá, rạn san hô gần đó để đánh lừa kẻ thù.

Mục Mẹ & Con − Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua