Cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị bỏng nước sôi

Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm

Ảnh minh hoạ

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, bạn cần giữ bình tĩnh để tiến hành sơ cứu.

1. Nhanh chóng đưa vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vào vòi nước đang chảy nhẹ khoảng 15 – 20 phút để bớt đau rát.

2. Dùng gạc vô khuẩn băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

3. Nếu vết bỏng lớn, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị.

 

Chú ý khi bị bỏng nước sôi không được sử dụng đá lạnh làm mát vết thương

Bạn chỉ được dùng nước mát thông thường để rửa vết thương. Nếu dùng loại đá lạnh sẽ rất dễ khiến vết thương bị bỏng kép. Bởi gặp nhiệt độ lạnh đột ngột, phản ứng đối kháng với nhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết thương bị nặng hơn rất dễ gây nhiễm trùng và hoại tử.

 

Khi bị bỏng nước sôi, không được dùng kem đánh răng hoặc rắc vôi bột.

Thực tế là hai loại này đều là các hóa chất chứa kiềm sẽ khiến cho vết bỏng thêm nặng và vất thương sẽ rất đau.

Đối với kem đánh răng chỉ được sử dụng trong bỏng axit bởi nó có tác dụng trung hoà axít còn dư lại.

 

Cẩn trọng với các “bài thuốc trị bỏng” dân gian

• Lòng đỏ trứng, nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy khi bôi lên vết thương sẽ chỉ làm vết bỏng nặng thêm và dễ nhiễm trùng.

• Đối với mỡ trăn thì chỉ nên bôi vào thời gian sau điều trị, khi đó mỡ trăn có thể làm se vết thương nhanh hơn.

Dầu cá cũng là một loại chứa vitamin A như mỡ trăn tuy nhiên dầu cá rất giữ nhiệt, khi dùng để chữa bỏng không thể làm dịu mát vết thương. Ngoài ra dầu cá lại là một loại rất thu hút côn trùng ruồi muỗi rất dễ dẫn đến nhiễm trùng vết bỏng.

 

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua