Phê bình sao cho… hợp tình?

Đối diện với sai phạm của cấp dưới, bạn sẽ phản ứng thế nào? Nóng giận, la hét sẽ không giải quyết được vấn đề. Cốt lõi là hãy học cách phê bình đúng mực

Trước khi bắt đầu vào câu chuyện cách phê bình nhân viên; có chuyện thật như đùa rằng, một cô kế toán nọ in hóa đơn giá trị gia tăng; nhưng lại quên gửi cho khách hàng. Qua hơn 1 tháng, cô kế toán gọi điện để gửi khách hàng; thì khách không chịu nhận nữa do đã quyết toán thuế hàng quý. Kết quả, công ty phải hủy hóa đơn một cách… lãng xẹt.

Trong nỗi bực mình, cô kế toán đổ lỗi cho người khác. Nào là không có người đưa thư (dù chuyển thư qua dịch vụ chỉ tốn 10.000 đồng). Nào là tại sếp chốt công nợ chậm quá làm cô ấy phải xuất hóa đơn chậm. Nào là sếp toàn dồn việc vào cuối tháng, cô ấy bận quá nên quên.

Nếu là sếp trong tình huống trên, bạn sẽ phản ứng thế nào? Cách phê bình nhân viên ra sao? Giận dữ, la hét có thể làm mất người tài – người mà doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần. Bỏ qua cũng không xong vì phản ứng của bạn sẽ khiến nhân viên không nhận ra sai lầm; có cảm giác lấn lướt vì biết bạn sợ họ, cần họ. Bạn nên phản ứng sao cho đúng mực nhất đây?

Cách phê bình nhân viên là giải thích rõ ràng

Người làm sai nhiều lúc không nghĩ mình sai. Thế nên, chỉ ra sai lầm của nhân viên sẽ là cách phê bình nhân viên vô hiệu; nếu bạn không giải thích rõ ràng: Vì sao lại sai, sai ở chỗ nào, sai lầm đó dẫn đến hậu quả gì; nếu sai đó lặp lại nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến bản thân nhân viên và công ty; phải làm thế nào mới đúng, có thể sửa chữa sai lầm đó bằng những cách nào…

cach phe binh nhan vien 3

Bước giải thích này giúp nhân viên nhận biết rõ về công việc; tránh lặp lại sai lầm những lần sau. Mỗi sai lầm là một bài học cho bạn; cho nhân viên ấy và cho tất cả nhân viên khác trong công ty.

Khuyến khích giải pháp sáng tạo từ chính nhân viên

Nhiều người hay áp đặt: “Việc này luôn phải làm theo cách này”. Đừng nói với nhân viên theo cách đó nếu bạn không muốn triệt tiêu sự sáng tạo của họ. Thay vào đó, bạn hãy hỏi: “Bạn có đề nghị gì để khắc phục sự cố này không?”.

Chỉ là thay đổi cách diễn đạt; nhưng nhân viên của bạn sẽ ngùn ngụt động lực để sửa sai. Công việc của người quản lý luôn là khuyến khích nhân viên tìm ra các giải pháp sáng tạo; để giải quyết các vấn đề rắc rối và đem lại hiệu quả cho công ty.

Giúp nhân viên lên một quy trình làm việc mới

Nếu nhân viên không có giải pháp, bạn phải là người giúp nhân viên giải quyết vấn đề. Quy trình làm việc không chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến nhiều sai lầm. Khi nhân viên sai lầm, bạn với tư cách người quản lý cũng có lỗi. Lỗi ở chỗ bạn chưa xây dựng được một quy trình làm việc hợp lý. Vậy thì sửa lỗi thôi!

Công ty xảy ra sự cố là động lực để bạn bắt đầu rà soát điều chỉnh những chỗ không hợp lý; xây dựng lại quy trình làm việc cho mỗi vị trí. Mỗi nhân viên cần phải có bảng mô tả công việc chi tiết; biết rõ những gì mình cần làm, yêu cầu của công việc, việc gì quan trọng cần phải làm trước; việc gì có thể làm sau… Càng cụ thể, nhân viên càng làm việc chuyên nghiệp.

cách phê bình nhân viên 2

Khen công khai, sai phạt kín

Ai cũng có sĩ diện. Thế nên, nếu bạn la hét, mắng chửi nhân viên; cách phê bình nhân viên trước những nhân viên khác chẳng khác nào bạn bảo họ: “Xách túi ra khỏi công ty ngay lập tức”.

Người quản lý muốn được lòng nhân viên phải cư xử lịch sự và chuyên nghiệp. Người quản lý tốt sẽ khen ngợi công khai để nhân lên sự hãnh diện của người được khen; khích lệ những người khác. Còn khi chê, phê phán, kỷ luật chỉ có một đối một: Ông chủ và người phạm lỗi. Mọi người chỉ thấm những sai lầm của mình; khi họ không cảm thấy bản thân mình thật đáng xấu hổ.

Đảm bảo riêng tư là cách gìn giữ lòng tự trọng cho nhân viên. Bạn tế nhị bảo vệ sự tự trọng của nhân viên, họ càng tôn trọng bạn.

Đừng tỏ ra quyền lực

Nếu bạn nói với một nhân viên mà bạn muốn giữ lại: “Tôi trả lương cho bạn. Bạn phải làm theo những gì tôi nói”; có thể bạn sẽ nhận được đơn nghỉ việc của họ ngay hôm sau. Những nhân viên ưu tú kiếm đâu cũng ra việc; và chẳng có lý do gì để họ luyến tiếc một ông chủ “cường quyền” như bạn.

Tuyên bố trên thể hiện tính độc tài, đe dọa và cửa quyền. Nó không giúp bạn truyền cảm hứng cho nhân viên sửa chữa lỗi lầm. Nó càng không khuyến khích sự trung thành và hiệu suất công việc ở người làm công.

Nhân viên giỏi không thích những ông chủ có cái tôi to đùng. Họ thích những ông chủ biết cách giải quyết vấn đề; vì ở đó họ học được những bài học quý cho bản thân mình.

cách phê bình nhân viên 1

Cần một chút khoảng cách

Đừng trở lại thành một ông chủ quá dễ dãi ngay sau khi bạn vừa chỉ ra sai lầm của nhân viên. Cần có một khoảng cách nhỏ để nhân viên ý thức rằng; việc mình làm là chưa đúng và không nên coi nhẹ lỗi lầm vừa xảy ra. Bạn có quyền buồn, có quyền tỏ ra thất vọng một chút; nhưng đừng khiến nhân viên có cảm giác bạn không tin cậy họ nữa. Hãy thể hiện thái độ làm sao để nhân viên tự đặt ra quyết tâm rằng: “Mình nhất định phải lấy lại lòng tin của sếp”; vì trân trọng, kính nể và muốn sát cánh cùng bạn.

Bài: Phú Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua