Nhà kinh tế gia James Heckman; đoạt giải Nobel kinh tế năm 2000, từng nghiên cứu và khen ngợi một chương trình hỗ trợ trẻ em ở Jamaica từ năm 1980. Chương trình hướng dẫn những người mẹ nghèo cách chơi đùa với trẻ để kích thích sự phát triển của chúng.
Cách nuôi dạy trẻ là chương trình do nhà nghiên cứu Anh Sally Grantham-McGregor điều hành đã làm thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ. Họ theo dõi những đứa trẻ này và thấy chúng học tốt khi ở trường trung học; kiếm được nhiều tiền hơn và có kỹ năng tâm lý xã hội. Khi trưởng thành; trẻ tốt hơn nhiều so với những gì người ta chờ đợi khi xét đoán nguồn gốc xuất thân của chúng. Chúng cũng ít có khuynh hướng phạm tội.
Nhà kinh tế này tin rằng đầu tư vào giáo dục mầm non hiệu quả hơn cả đầu tư vào đại học. Các nhà giáo dục cũng đồng quan điểm. James Heckman đã nghiên cứu và áp dụng chuyên môn của mình vào lĩnh vực phát triển trẻ thơ và đúc kết ra những kết luận sau:
Trẻ cần được quan tâm và sống vui vẻ
Hầu hết các bậc cha mẹ có điều kiện kinh tế hoặc đầy đủ về đời sống vật chất đều biết rằng; điều quan trọng nhất trong nuôi dạy con cái là phải dành thời gian chơi với con. Hầu hết những cuốn sách về giáo dục hay những nghiên cứu về giáo dục đều nêu quan điểm này.
Với những gia đình có điều kiện; họ có thể cho con những món ăn đầy đủ dinh dưỡng; họ có đủ thời gian để quan tâm đến trẻ ngay từ khi còn trong trứng nước. Tuy nhiên, với nhiều bậc phụ huynh nghèo hơn; việc đọc sách cho trẻ, cho trẻ nghe nhạc; dành thời gian chơi đùa với trẻ… là một lý thuyết chỉ nghe cho biết. Họ còn phải đi làm; kiếm tiền để nuôi cuộc sống gia đình; lo cho gia đình miếng ăn, cái mặc mới.
Họ không biết rằng với một đứa trẻ; việc chơi đùa, đôi khi chỉ là ngồi xuống trước mặt trẻ, để trẻ thấy được khuôn mặt, ánh mắt; cử chỉ âu yếm của cha mẹ, cũng đủ giúp chúng học được nhiều điều hơn.
Quan trọng là bố mẹ thực sự có nhu cầu mong con được phát triển tốt đẹp. Trẻ con cần phải vui vẻ. Nhiều người lớn do nghĩ mình nghèo nên coi việc làm con vui rất phù phiếm. Chính điều này khiến đứa trẻ thua thiệt và không cởi mở với cuộc sống sau này.
Cách nuôi dạy trẻ: Đầu tư vào nền tảng “di truyền học”
Di truyền ở đây không phải đầu tư về gen của người phối ngẫu mà là sự đầu tư; truyền lại những đặc tính “trội” của gia đình nhờ có mặt bên cạnh con. Bên cạnh những kiến thức ở trường; trẻ cần hãnh diện và thấu hiểu những giá trị cốt lõi của gia đình. Nếu để trẻ thấy bố hay quát mẹ; mẹ tìm cách nói dối bố, bố mẹ cãi nhau,… bạn sẽ làm cuộc đời con đi về hướng không hạnh phúc đó.
Ngược lại, nếu bố mẹ là những tấm gương tốt; bố từ tốn, uyên bác, mẹ nhẹ nhàng, thông minh; cư xử với mọi người hòa nhã… thì con sẽ trở thành một người có tâm hồn tử tế và cốt cách tao nhã như chính môi trường mà con lớn lên mỗi ngày.
Dạy con theo cách đơn giản
Bạn không cần nhiều tiền, không cần nhà cao cửa rộng; không cần mua đồ chơi đắt tiền cho con. Hãy làm những điều như những cha mẹ ở Jamaica đã được huấn luyện: Đó là cố gắng dành nhiều thời gian bên cạnh và chơi đùa cùng con của mình. Hãy làm bạn của con. Ngoài ra, bạn nên cho con lớn lên cùng một bạn thú cưng để trẻ phát triển lòng trắc ẩn.
Được học chứ không bị học
Trẻ em rất thích những điều mới lạ; nếu bắt các bé phải ngồi im trong lớp cả ngày, thì lớp học sẽ trở nên nhàm chán. Do đó, ở tuổi mầm non; cho trẻ chơi là chính và kết nối bạn bè, học cách chơi theo nhóm, biết cách dọn dẹp đồ chơi…
Cả ngày đã được nô đùa chạy nhảy thoải mái; do đó các bé coi việc học là điều gì đó rất mới, hấp dẫn, thú vị. Một ngày, các bé chỉ nên ngồi trong lớp học có 30 phút. Với thời lượng ấy, chắc chắn bé nào cũng háo hức và chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô. Các bé không phải học, mà là được học.
Bạn cũng nên nhớ rằng chỉ cần các bé từ 4 tuổi trở đi; hãy để các bé tự mình làm các việc từ ăn uống, mặc quần áo, cho đến thu dọn đồ đạc, kê bàn ghế, làm vệ sinh lớp… Điều này, giúp bé có tính tự lập và ý thức công dân khi trưởng thành. Đừng bảo bọc trẻ quá kỹ, trẻ cần học tự lập.
Bài: UYÊN HỒ
Tiếp Thị Gia Đình