Cách chọn chỗ ngồi bộc lộ tính cách của mỗi người

Chỉ cần để ý một chút thì ngay giữa đám đông bạn cũng có thể nhận ra tính cách cơ bản của một người qua cách chọn chỗ ngồi của họ nơi công cộng

Các chuyên gia Ý đã dành ra nhiều năm nghiên cứu về mối liên hệ giữa tính cách và cách chọn chỗ ngồi ở nơi công cộng và phát hiện ra vài trường hợp điển hình.

1. XÂM PHẠM CHỖ CỦA NGƯỜI KHÁC HOẶC NÓI ĐIỆN THOẠI LỚN TIẾNG: “CÁI RỐN” VŨ TRỤ

cach chon cho ngoi tren may bay boc lo tinh cach cua moi nguoi hinh anh 01 Hẳn bạn đã từng gặp kiểu người ngồi sau nhưng cứ duỗi thẳng chân lên ghế phía trước, để hành lý của mình lấn chiếm ghế bên cạnh hoặc nói chuyện oang oang trên điện thoại. Tâm lý học đánh giá những người này luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ. Họ chỉ sống cho bản thân và không bao giờ đặt mình vào vị trí của người khác nên họ không nhận ra rằng hành động của mình gây phiền hà cho mọi người. Những người này không dễ hài lòng khi sống trong môi trường tập thể, bản thân họ cũng không bao giờ giúp đỡ người khác nên mối quan hệ của họ với những người xung quanh không được tốt đẹp.

2. NGƯỜI THÍCH NGỒI GHẾ SAU: LUÔN TÌM CÁCH BẢO VỆ MÌNH

Thông thường khi lên xe, cách chọn chỗ ngồi của mọi người là muốn ngồi phía trước cho êm ái hơn. Song, có một số người lại thích chỗ ngồi phía sau. Các chuyên gia tâm lý nhận định, họ là người rất cẩn thận. Họ sẽ có cảm giác không an toàn khi ngồi trước một ai đó, vì họ không thể kiểm soát được hành động của người ngồi sau mình. Tâm lý này có thể hình thành từ thời chiến tranh, khi ra trận người ở phía sau thường ít bị thiệt hại hơn người đi trước. Dù vậy, trong thời bình, tâm lý ở phía sau sẽ an toàn hơn vẫn còn tồn tại, nhất là ở những người nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

3. CHỌN BẠN NGỒI CÙNG: RẤT CẢNH GIÁC

cach chon cho ngoi tren may bay boc lo tinh cach cua moi nguoi hinh anh 03Có người khi lên xe không chọn vị trí ngồi trước hay sau xe, mà chỉ chú ý chọn người ngồi bên cạnh. Nếu thấy ai có dáng vẻ đáng tin cậy, họ sẽ ngồi bên cạnh người đó. Theo các chuyên gia tâm lý, số đông thích chọn ngồi bên người mà họ thấy hợp nhãn, không chỉ có bề ngoài ưa nhìn mà còn có khí chất và mang lại cảm giác an toàn cho họ.

Ví dụ: Trên xe còn hai ghế trống, một bên là người đàn ông lực lưỡng, một bên là người phụ nữ phúc hậu. Phần lớn sẽ chọn ngồi bên người phụ nữ phúc hậu.

Lựa chọn như vậy là để giảm thiểu khả năng bị người khác uy hiếp. Có thể nói, những ai ưu tiên chọn người ngồi bên cạnh chứ không phải chỗ ngồi có ý thức cảnh giác rất cao nơi công cộng.

4. KHÔNG THÍCH CHỖ NGỒI CÒN HƠI ẤM: KHẢ NĂNG HÒA NHẬP KÉM

cach chon cho ngoi boc lo tinh cach cua moi nguoi hinh anh 02Có một số người không sẵn sàng ngồi vào chiếc ghế mà người khác vừa đứng lên. Họ e ngại rằng nếu ngồi ngay vào vị trí ấy thì hơi của người kia sẽ ảnh hưởng tới họ. Có người đứng chờ cho chỗ ngồi đó nguội đi rồi mới ngồi xuống. Thậm chí, có trường hợp vừa ngồi vào chiếc ghế còn hơi ấm của người ngồi trước đó liền đứng bật dậy. Tâm lý học xác định đây là người rất mẫn cảm, yếu về tâm lý. Những người này trong cuộc sống thường không biết cách làm chủ chính mình, thiếu tự tin vào bản thân và đa nghi.

5. NHỮNG VỊ TRÍ KHÁC

Khi đi xe lửa, một số người thường chọn vị trí ngồi gần cửa sổ. Đây thật sự là vị trí lý tưởng với họ. Họ có thể thoải mái tựa vào cửa sổ của toa tàu và phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh ở những nơi đoàn tàu đi qua. Xét về góc độ tâm lý, những người có cách chọn chỗ ngồi này, họ luôn muốn nắm trọn thông tin và mọi diễn biến sự việc xảy ra quanh mình. Mẫu người này lúc nào cũng chủ động nắm chắc tình thế và làm chủ được chính mình.

Một trường hợp khác là người chọn chỗ ngồi chéo với người ngồi bên cửa sổ. Đây là mẫu người luôn giữ khoảng cách với người khác. Khi họ chưa thực sự hiểu được ai đó thì lúc nào cũng có tâm lý đề phòng cao. Họ cũng không có nhu cầu cho người khác tìm hiểu hay tiếp xúc với mình.

Bài: HUỆ PHẠM

Mục Sống đẹp – Tâm lý / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua