Cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm các bà mẹ nên biết

Trẻ ra nhiều mồ hôi là dấu hiệu bình thường hay là bệnh lý? Làm cách nào để bé giảm tiết mồ hôi? Các bà mẹ trẻ hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm sau

Tại sao bé nằm im, không vận động mà mồ hôi vẫn ướt sũng đầu? Mình đã chỉnh nhiệt độ phòng rất mát mà con vẫn có mồ hôi? Cho con ăn món gì để bé không bị mồ hôi nữa?…. Nếu mới sinh con lần đầu, chắc không ít lần bạn băn khoăn trước những câu hỏi đó.

Với người lớn, đổ mồ hôi là chuyện bình thường. Nhưng còn với các em nhỏ, đó có phải là dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại? Để trả lời câu hỏi trên, các bà mẹ trẻ cần hiểu rõ về hiện tượng ra mồ hôi trộm ở bé.

Mồ hôi thường tiết ra như một cách làm mát cơ thể khi thời tiết nóng bức, hay vận động nhiều. Nhưng các em nhỏ, khi ở trạng thái hoàn toàn tĩnh, bé không hoạt động gì trong môi trường thời tiết bên ngoài hoàn toàn mát mẻ vẫn bị ra mồ hôi nhiều ở đầu, lưng, bụng, nhất là vào ban đêm. Triệu chứng này được gọi là đổ mồ hôi trộm.

Chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ. Nếu bé đổ mồ hôi trộm, kèm theo những dấu hiệu khó chịu, la hét, quấy khóc, nóng sốt, bạn nên cho bé đi khám để tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

Khi con yêu có mồ hôi trộm, mẹ hãy chú ý đến cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm để bảo vệ sức khỏe cho bé.

BỔ SUNG THÊM NƯỚC

Cham soc tre ra mo hoi trom hinh anh 2Khi đổ mồ hôi nhiều, cơ thể bé dễ bị thiếu nước, mất nước. Đây là lúc cần cho bé uống thật nhiều nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt trong cơ thể. Có thể cho bé uống nước lọc, nước dừa, nước trái cây tươi, sữa, ăn thức ăn lỏng hoặc ăn nhiều canh… Tuy nhiên, các mẹ nhớ không nên chiều con mà cho bé uống nước ngọt hay các loại nước đóng lon. Những loại nước công nhiệp hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bé chút nào!

HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG 

Khi con ra nhiều mồ hôi trộm, ba mẹ không để bé chạy nhảy, vận động nhiều vào buổi tốt, sát giờ đi ngủ tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm. Khi bé đang tiết mồ hôi, cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm tốt nhất là dùng khăn mềm lau khô mồ hôi cho bé.

Cham soc tre ra mo hoi trom hinh anh 4

Nếu bạn tắm ngay cho bé khi đang mồ hôi nhễ nhại sẽ làm cơ thể bé phản ứng, se nhỏ lỗ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể, dễ xảy ra hiện tượng cảm lạnh.

CUNG CẤP ĐỦ VITAMIN D CHO BÉ

Cham soc tre ra mo hoi trom hinh anh 3

Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Bạn nên bổ sung vitamin D bằng cách cho bé tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc cho bé uống thêm vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

BỔ SUNG VÀO THỰC ĐƠN MỘT SỐ MÓN ĂN HẠN CHẾ RA MỒ HÔI TRỘM

Cham soc tre ra mo hoi trom hinh anh 5

Bạn có thể cho bé dùng một số món ăn – bài thuốc đông y có tác dụng giảm mồ hôi trộm ở trẻ em như: nước đậu đen – long nhãn – táo tàu; Nước mộc nhĩ – táo tàu; Cháo gốc hẹ – thịt nạc; Cháo trai; Cháo cá quả, cá chạch; Canh lá dâu…

Cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm không quá khó để thực hiện. Các mẹ hãy kiên trì thực hiện, theo dõi biểu hiện cơ thể của con để có cách xử lý phù hợp.

Bài: Lệ Thủy

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua