Đại học Tôn Đức Thắng tăng từ 13 triệu đồng (năm học 2014–2015) lên 14,95 triệu đồng/sinh viên/năm (năm 2015–2016)
Theo đó, các trường này được tự chủ toàn diện, trong đó có tự chủ tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Điểm đáng chú ý nhất của đề án này là học phí.
Đại học Tài chính – Marketing thu học phí năm học 2015–2016 là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2016–2017 sẽ tăng lên 16,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Đối với các đối tượng nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành (ngày 23–3–2015), trường thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước kể từ thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành.
Đại học Tôn Đức Thắng thu học phí bình quân tối đa đối với đại học chính quy (chương trình đại trà) năm học 2014–2015 là 13 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015–2016 tăng lên 14,95 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016–2017 là 17,2 triệu đồng/sinh viên/năm. Đối với sinh viên nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực (ngày 29–1), trường thu với mức tăng tối đa năm sau không quá 20% của năm trước.
Đại học Kinh tế TP. HCM sẽ có mức học phí bình quân đối với các chương trình đại trà từ năm học 2014-2015 là 13 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015-2016 là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm và năm học 2016-2017 là 16,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Đại học Kinh tế quốc dân sẽ thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) năm học 2014–2015 tối đa là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015–2016 tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016–2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Đại học Hà Nội thu học phí mức bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) năm học 2014–2015 tối đa là 7,8 triệu đồng/sinh viên/năm, năm học 2015–2016 tăng lên 12 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016–2017 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.
Các trường đại học tăng học phí Tổng hợp