Buồn không rõ nguyên nhân? Có thể bạn đã bệnh mà không biết rồi đó!

Bạn bỗng dưng thấy buồn không rõ nguyên nhân? Hãy cẩn thận vì nỗi buồn có thể gắn liền với những căn bệnh này.

Bạn bỗng dưng thấy buồn không rõ nguyên nhân? Hãy cẩn thận vì nỗi buồn có thể gắn liền với những căn bệnh này.

Bác sĩ Jennifer Caudle, một chuyên viên sức khỏe gia đình tại Philadelphia, Mỹ; tiếp xúc với nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề không liên quan trực tiếp đến cơ thể. Cô thường xuyên nghe bệnh nhân miêu tả tình trạng của mình; rằng “Tôi không cảm thấy là chính mình”, “Tôi thấy buồn bực trong người” hoặc “Tôi buồn không rõ nguyên nhân là gì?”

Khi đã xác định trầm cảm không phải là nguyên nhân của các triệu chứng trên; bác sĩ Caudle đã phải lục tìm một danh sách dài các bệnh; có thể khiến bệnh nhân cảm thấy buồn bã. Hóa ra, có những căn bệnh thực sự làm cho người ta thấy buồn không rõ nguyên nhân.

Buồn không rõ nguyên nhân: Bệnh rối loạn tuyến giáp (Thyroid Disorder)

Tuyến giáp (thyroid) là một trong những bộ phận quan trọng nhất; giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Đây là tuyến sản sinh hormone để điều hòa mọi thứ; từ nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tình trạng da, sức khỏe của tóc; đến năng lượng và tâm trạng.

Khi ổn định, tuyến giáp sẽ giúp điều hòa mọi thứ trong cơ thể. Nhưng khi bạn mắc chứng rối loạn tuyến giáp; cả cơ thể lẫn tâm trạng đều sẽ có vấn đề.

Khi rối loạn tuyến giáp, bạn có thể cảm thấy hồi hộp, bứt rứt. Nếu tuyến này tiếp tục suy yếu; bạn sẽ dễ buồn bã không vì lý do gì cả, thiếu động lực mà có khi đi khám; bác sĩ cũng chẳng thể dễ dàng tìm được nguyên nhân.

Buồn không rõ nguyên nhân: Bệnh thiếu hụt vitamin

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng là cách giúp tâm trạng bạn ổn định hơn. Một bệnh nhân của bác sĩ Caudle vừa trải qua một cuộc phẫu thuật vùng bụng cho biết cô cảm thấy tâm trạng mình tuột dốc còn nhanh hơn cả số đo vòng bụng của mình. Lý do chủ yếu là vì bệnh nhân này bị thiếu vitamin. Vì những thay đổi tâm lý sau phẫu thuật, cơ thể cô không hấp thụ vitamin theo cách bình thường như trước. Sau khi được bác sĩ Caudle chỉ định sử dụng các viên bổ sung vitamin, cô ấy dần hồi phục tinh thần và vui vẻ trở lại.

buồn không rõ nguyên nhân buon khong ro nguyen nhan

Buồn không rõ nguyên nhân: Bệnh ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea)

Rõ ràng, ai cũng biết rằng thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ thực sự còn quan trọng hơn thời lượng ngủ mỗi ngày.

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến hơi thở của bạn chậm hẳn hoặc ngưng đến 30 lần trong một tiếng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Mặc dù có thể bạn không bị đánh thức giữa giấc vì chứng bệnh này, nhưng tâm trạng của bạn luôn cảm thấy tồi tệ và mệt mỏi hơn.

Buồn không rõ nguyên nhân: Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson gây suy yếu hệ thần kinh và làm giảm lượng chất hóa học điều tiết cảm xúc trong não. Cũng như đột quỵ, nhiều người biết rõ về biểu hiện và hệ quả của Parkinson như run tay, di chuyển chậm, tay chân tê cứng và gặp vấn đề về giữ thăng bằng. Nhưng thực chất, việc làm giảm lượng chất hóa học điều tiết cảm xúc trong não của Parkinson còn khiến cho bệnh nhân thường cảm thấy buồn bã. Một khảo sát còn cho thấy có đến 40–50% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm.

Buồn không rõ nguyên nhân: Bệnh dị ứng

Nhiều người nghĩ rằng mình hiểu cơ địa của bản thân và biết rõ nguyên nhân nếu chẳng may dị ứng với thứ gì đó. Tuy nhiên, theo Charles Sophy, một bác sĩ tâm thần ở Beverly Hills, California Mỹ, rất nhiều bệnh nhân mãi đến khi đi thử máu mới biết mình dị ứng với phấn hoa hoặc gluten (chất có trong bột mì).

Khi gặp phải tác nhân gây dị ứng, tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Điều này khá dễ hiểu vì dị ứng khiến bạn bị nghẹt mũi, giàn giụa nước mắt, thậm chí gây mất ngủ. Ngoài ra, một số người nhạy cảm còn có dấu hiệu bị trầm cảm chỉ vì mắc dị ứng.

Có người vì bệnh mà buồn và cũng có người vì buồn mà bệnh. Không chỉ dị ứng, nếu các biểu hiện lạ của cơ thể khiến bạn hoài nghi, băn khoăn về tình trạng sức khỏe, tốt nhất là hãy đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và chữa trị.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua