Ngay từ khi còn bé, xem bộ phim Nhật Bản về cô thợ làm bánh Asuka; Bùi Thị Nhung đã “mê tít” chiếc bánh Namagashi. Đây là một loại bánh thuộc dòng bánh nghệ thuật Wagashi của ẩm thực Nhật Bản. Bánh mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhậ;t như hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông. Nào ngờ, niềm say mê thưở bé thơ lại mang đến cho cô gái sinh năm 1991 cảm hứng mỗi ngày.
Trót mê đắm “bông hoa Nhật Bản”
Tình yêu với bánh Nhật đã được thổi bùng lên khi Bùi Thị Nhung học năm thứ hai đại học. Khi đó, cô đăng ký học tiếng Nhật; và được thầy giáo Hasu người Nhật Bản tặng cho một hộp bánh Namagashi. Thầy Hasu còn nói loại bánh này mà nhâm nhi với trà Thái Nguyên thì quá “đúng vị”.
Đón hộp bánh từ tay thầy giáo, Bùi Thị Nhung cứ ngắm nghía mãi. Cô sinh viên không nỡ ăn vì bánh quá đẹp. Sau đó, cô đã theo thầy học cách làm bằng được món bánh “trên cả nghệ thuật” này.
Chỉ nhìn thôi có thể hình dung ra chiếc bánh Namagashi được làm cầu kỳ thế nào. Phần vỏ bánh được làm từ tinh bột đậu trắng. Đậu trắng ngâm qua đêm cho nở gấp ba lần rồi bóc vỏ. Sau đó luộc sôi 3 lần, tới lần thứ 4 mới ninh nhừ; bỏ vào máy xay thật nhuyễn. Công đoạn lọc lấy tinh bột qua vải kate mất khoảng 4 tiếng đồng hồ; cho đường vào sên thành những viên bột trắng tròn, mềm mịn.
Màu bánh được làm từ nước rau, củ, quả. Màu đỏ từ gấc, màu vàng từ củ nghệ tươi; màu xanh từ bột trà xanh, màu cam từ cà rốt. Bánh Namagashi chuẩn Nhật chỉ có hai phần. Phần vỏ từ tinh bột đậu trắng, nhân là đậu đỏ, đậu xanh và trà xanh.
Để bánh thêm sự khác biệt, Nhung đã thêm chút kem, mứt ở lớp trong cùng. Tất cả ba lớp hòa quyện lại với nhau thành một vị ngọt dịu; thanh thanh và bánh tan ngay trên đầu lưỡi.
Một trong những công đoạn được xem là cầu kỳ nhất; “hại não” nhất là tạo hình cho từng chiếc bánh Namagashi. Mỗi chiếc bánh như một tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, có đường nét; màu sắc hài hòa không thể lẫn trong hàng trăm nghìn chiếc bánh handmade bán trên thị trường.
Tập tành làm cho vui, ai ngờ lại thành công. Dù những đợt bánh thử nghiệm chưa được tạo hình khéo léo, còn khá thô; nhưng bù lại, hương vị lại được nhiều người khen. Người thân, bạn bè cứ “réo” bảo Bùi Thị Nhung làm thêm để tặng; hoặc nếu làm bán thì họ sẵn sàng mua. Thế nhưng lúc ấy, cô chưa hề có ý định kinh doanh.
Tầm sư học… làm bánh “chuẩn Nhật”
Tốt nghiệp đại học, Bùi Thị Nhung làm đủ nghề, từ cắm hoa đến tổ chức sự kiện… Thu nhập của một cô sinh viên mới ra trường lên tới 40 triệu/tháng luôn là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, cô gái trẻ luôn cảm thấy không vui vì bị “giam cầm tuổi thanh xuân” ở trong bốn bức tường từ 7h sáng đến 8h tối.
Dù thu nhập tốt nhưng Bùi Thị Nhung đã “bỏ cuộc chơi” sau một năm làm việc.
Cô muốn bước ra khỏi vùng an toàn để bay nhảy; hít thở không khí tự do của tuổi trẻ. Vậy mà một biến cố bất ngờ ập đến. Mẹ cô bất ngờ ra đi sau trận sốt xuất huyết vì mất máu quá nặng; trong khi bản thân cô nàng cũng đang nằm viện điều trị sốt xuất huyết.
Thuở đó, mặc dù mới quen nhau; nhưng bạn trai của Bùi Thị Nhung đã tự tay chăm sóc cô tận tình như một người chồng. “Sau khi mẹ mất, tôi sống vật vã trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng tình yêu ấm áp, tận tụy của anh đã giúp tôi vượt qua quãng thời gian đen tối nhất của cuộc đời”, cô gái trẻ tâm sự. Ngay sau đó, cô nhận lời làm vợ anh.
Sinh con xong, thời gian đầu; hai mẹ con Bùi Thị Nhung ở lại trong trang trại nhà chồng rộng bạt ngàn ở Đồng Nai. Còn chồng làm việc trên Sài Gòn. Sau đó, khi hai mẹ con chuyển lên Sài Gòn ở thì gia đình nhà chồng chính thức phá sản; kiệt quệ kinh tế. Dù rất tiếc nhưng Bùi Thị Nhung đã đề nghị chồng bán căn chung cư; cả hai đã mua bằng mồ hôi nước mắt để trả nợ cho gia đình chồng.
“Sau khi bán nhà, tôi bị trầm cảm nặng. Hở ra là chửi bới, cáu bẳn, đến nỗi chồng không dám về nhà”; cô nhớ lại. Ở nhà chăm con mới 5 tháng tuổi, những lúc buồn; bà mẹ một con lại vùi đầu vào bánh trái. Chiếc bánh Namagashi đẹp tuyệt đã cứu Bùi Thị Nhung thoát khỏi trầm cảm.
Cô chợt nhớ đến lời nói năm nào của mọi người rằng sao không làm bánh bán. Như một sự thôi thúc vô hình; Bùi Thị Nhung liều kinh doanh món bánh này. Rồi bà mẹ bỉm sữa này gần như “lục tung” cả Hà Nội; Sài Gòn để tìm người biết đến dòng bánh Namagashi “chuẩn Nhật” để theo học.
“Ngày trước chỉ học làm cho vui, làm tặng bạn bè. Nhưng để có thể kinh doanh loại bánh này; cần phải làm chỉn chu nhất. Đi học làm bánh, có lúc tôi phải vờ làm bánh hư; hay tạo hình xấu xí nhất để được thầy cô uốn nắn, dạy cách làm chuẩn nhất”; Bùi Thị Nhung dí dỏm kể.
Cuối cùng, nhờ lòng kiên trì và niềm đam mê, cô đã cho ra lò những chiếc bánh Namagashi “chuẩn Nhật” đẹp mắt, ngon miệng đúng như mong muốn.
Trước đề nghị ra Hà Nội để dạy làm bánh; Bùi Thị Nhung khá lưỡng lự vì con trai mới hơn 1 tuổi; vẫn đang bú mẹ và chưa bao giờ xa mẹ quá lâu. Tuy nhiên, bằng sự thấu hiểu, yêu thương; ông xã đã động viên cô tiến thêm một bậc trong hành trình đam mê bánh trái của mình.
Bùi Thị Nhung hạnh phúc nhất là khi học viên “luyện” làm bánh tại nhà và “trả bài đẹp hơn cả cô giáo dạy”.
Từ ngày làm bánh, căn bếp của cô cũng biến thành một “rừng hoa trái” thực thụ. “Cảm giác tâm hồn được tưới tắm trong miền hạnh phúc, sự tự do. Không còn nỗi lo âu, phiền muộn sau một loạt biến cố gia đình. Đó là động lực khiến tôi tiếp tục bước đi trên hành trình mới”; Bùi Thị Nhung bộc bạch.
Hành trình mới từ căn bếp “nở hoa”
Trong thời gian nghỉ thai sản, Bùi Thị Nhung quyết định bỏ việc; và đi theo niềm đam mê làm bánh Namagashi; với thương hiệu cá nhân “Waneko – Nơi yêu thương tròn vị”. Nhờ mạng xã hội Facebook, mùa Trung thu năm 2017; cô đã bán được cả ngàn hộp bánh Namagashi.
Điều khiến bà mẹ một con ấm lòng nhất từ ngày chuyên tâm làm bánh là sự đồng hành của chồng. Ban ngày anh đi làm, trưa tranh thủ giờ nghỉ chạy về ăn cơm để vợ không phải lủi thủi ở nhà một mình. Tối lại hì hụi vắt bột cùng vợ, phụ làm nhân bánh. Bùi Thị Nhung hài lòng với cuộc sống gia đình nhỏ đầm ấm và… lấm tấm bột như thế này.
Vì không cưỡng nổi sức hút của chiếc bánh Namagashi Nhật Bản; rất nhiều mẹ bỉm sữa đã đề nghị Bùi Thị Nhung mở lớp dạy làm bánh tại gia. Trong khi nhiều người giấu nghề thì cô lại thích chia sẻ; vì muốn nhân rộng tinh thần Namagashi tới các bà mẹ bỉm sữa. Khóa học làm bánh đầu tiên khai giảng ngay tại tư gia; với 6 học viên đến từ Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
Bùi Thị Nhung tâm niệm: “Mình dạy cái đẹp. Bánh đẹp không chỉ để ngắm; mà còn ăn ngon nữa thì sao nỡ bo bo giữ cho riêng mình”. Với lựa chọn này, cô gái 9x có thể vừa ở nhà chăm con, vừa làm bánh bán và dạy học, đồng thời có thu nhập rất ổn.
Bùi Thị Nhung dạy theo kiểu “chỉ tận tay” với mong muốn sau khi học xong; mẹ bỉm sữa có thể làm bánh ngon – sạch – đẹp cho con ăn; biếu tặng mọi người trong các dịp lễ Tết; rồi thậm chí kiếm ra tiền từ niềm đam mê bánh trái như mình.
Và như thế, không ít học viên đã bán được cả ngàn hộp bánh Namagashi sau khi “tốt nghiệp”; có người còn tập tành đi dạy làm bánh như cô nữa. Có người từ Mỹ, Pháp nhân dịp về Việt Nam chơi cũng đến lớp học. Nhiều chị em ở tỉnh lân cận Hà Nội, Sài Gòn đều cất công tìm đến; vô tư gọi Bùi Thị Nhung bằng hai chữ “cô giáo” thân thương đến lạ. Đó vừa là động lực, vừa là niềm vui mỗi ngày.
Thông tin thêm
Bùi Thị Nhung sinh năm 1991, hiện sống tại Tp.HCM. Cô chủ thương hiệu bánh Nhật Bản “Waneko – Nơi yêu thương tròn vị”.
Lớp học của Bùi Thị Nhung dạy làm hai dòng bánh chính là Namagashi và Mochi. Đến lớp, học viên được chuẩn bị sẵn dụng cụ, nguyên liệu tại lớp học và thành phẩm mang về. Để đảm bảo chất lượng dạy, mỗi lớp nhận từ 6-8 học viên. Lớp học diễn ra trọn vẹn trong 1 ngày, từ 8h30 đến 17h30.
Thông tin chi tiết lịch học được cập nhật tại: www.facebook.com/nhung.bui.1614.
Bài: Thu Hà
Tiếp Thị Gia Đình