Suốt mấy nghìn năm qua; Binh pháp Tôn Tử được vận dụng vào chiến tranh như một cuốn thần thư. Ngày nay không còn những tay đàn ông oai hùng cưỡi ngựa; xách đồ chơi nhọn hoắt dài thoòng lao vào nhau nhưng cuốn binh pháp này còn được người ta tìm đọc, nghiên cứu nhiều hơn.
Cơn siêu bão mang tên phẳng hóa thế giới đã thúc đẩy nhu cầu thôn tính lẫn nhau trên thương trường cao hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại buộc phải tính đến những sách lược lâu dài. Cạnh tranh trên thương trường có khi còn khốc liệt hơn chiến trường quân sự bởi những yếm trá; nguy cơ vô hình được phủ màu liên doanh – hợp tác.
Ngũ Sự là giá trị cốt lõi
Không phải tự nhiên mà cuốn binh pháp Tôn Tử được các nhà ngoại giao; thương nhân, quân sự sùng bái. Các đường lối chiến lược; phương pháp quản lý quân đội của Tôn Tử trong chiến tranh hoàn toàn có thể áp dụng linh hoạt vào quản lý; kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường: như công tác quản trị kinh doanh; quay vòng vốn, sử dụng nguồn nhân lực; mở rộng mạng lưới tiêu thụ; chiến thuật giành giật thị trường…
Điều khởi nguyên cho mọi hành động hay ngành nghề luôn là chữ Đạo. Đối với người cầm quân thì chữ đạo tượng trưng cho chính nghĩa của cuộc chiến. Có chính nghĩa, bạn sẽ được lòng binh tướng hay dân chúng. Trong quản trị kinh doanh; đạo là những nguyên tắc đạo đức của chính bạn áp dụng lên sản phẩm bạn làm ra: uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm; lợi nhuận được chia sẻ có hợp lý không; có xảy ra tình trạng bóc lột, ăn chặn, tranh thủ đầu cơ, bóp cổ người tiêu dùng nghèo…
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Thiên ở đây tức là thiên thời. Người tướng giỏi hay doanh nhân thành công đều phải lường trước được thời cuộc; xu thế diễn biến của thời cuộc; thị trường để chủ động ra đòn trước. Chỉ có chủ động bạn mới tránh được nguy cơ tiềm tàng; tạo được thời cơ, vận hội mới và tiến đến chiến thắng.
Binh Pháp tôn tử khẳng định người chỉ huy giỏi có thể dẫn dụ; điều động kẻ địch phản ứng theo ý mình, luôn tránh được tình trạng phản ứng thụ động theo chiến lược của địch. Khi áp dụng vào kinh doanh; tựu chung chỉ gồm một ý là giành thế chủ động hoặc tiên phong trên thị trường cạnh tranh. Từ vị thế tiên phong; bạn phải luôn tạo ra sản phẩm mới; thị trường mới, luôn tìm tòi phát hiện những kẽ hở trên thị trường đã bão hòa để sản xuất sản phẩm mới lấp vào kẽ hở đó.
Tiếp đến là chữ Địa. Ai cũng từng nghe đến mấy chữ “địa lợi” nhưng không phải ai cũng ứng dụng được. Nói ngay tại Việt Nam; các hãng nước ngoài như Starbucks, Lotteria, Coffebean… muốn đổ bộ vào thị trường; họ cũng tìm mọi cách chiếm cứ những “cao điểm” chiến lược giữa trung tâm, hay vị thế “mũi tàu” ngạo nghễ.
Ngay bản thân ông vua cà phê Việt Đặng Lê Nguyên Vũ cũng ý thức điều này từ rất sớm, khi các cửa hiệu cà-phê Trung Nguyên luôn mọc lên ở những khu đất vàng của thành phố Sài Gòn. Có thể, ông đã biết sớm muộn mình cũng phải đương đầu với cá mập ngoại bang nên cứ chiếm lĩnh hết “địa lợi” rồi từ từ tính tiếp.
Tướng lĩnh, người quyết định thành bại
Về chữ Tướng trong Ngũ sự của Binh pháp Tôn Tử; đề cập trực tiếp đến đức độ của người cầm quân (lãnh đạo doanh nghiệp). Nếu đối tác của bạn, ông chủ doanh nghiệp mà bạn định làm ăn không có những đức tính như Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm thì bạn không nên mất thời gian với họ. Vì một lãnh đạo thiếu các đức tính trên đồng nghĩa với việc họ sẽ lái một con tàu xuống vực thẳm.
Chữ cuối cùng trong Ngũ sự là Pháp. Pháp không chỉ là quy chế; kỷ luật mà còn chỉ tính hệ thống trong quân đội (tập đoàn) của bạn. Một hệ thống chặt chẽ; các mắt xích tương hỗ liền lạc sẽ giúp bạn vững mạnh, gặp nguy không bị mất kiểm soát, phá vỡ đội hình, đương đầu được với mọi thách thức. Nói nôm na là xây dựng hệ thống, cơ cấu chính là chuẩn bị khung xương cho sự phát triển lâu dài.
Bài: NGUYỄN HẬU (Còn tiếp)
Tiếp Thị Gia Đình