Viện nghiên cứu về Đời sống và Con người khu vực Đông Nam Á Hakuhodo (“HILL ASEAN”); một tổ chức nghiên cứu được thành lập tại Thái Lan vào tháng 3 năm 2014 bởi công ty quảng cáo lớn thứ hai của Nhật Bản; tập đoàn Hakuhodo (Minato-ku, Tokyo; Masayuki Mizushima – Chủ tịch & Giám đốc điều hành); vừa công bố những kết quả từ công trình nghiên cứu mới nhất về ASEAN sei-katsu-sha – Bình đẳng giới trong gia đình.
Sei-katsu-sha là khái niệm bao quát hơn người tiêu dùng, bao gồm cả đời sống và phong cách sống của họ bên ngoài hành vi mua sắm. Hakuhodo giới thiệu thuật ngữ này vào những năm 1980 để nhấn mạnh cam kết về góc nhìn toàn diện 360 độ về đời sống của người tiêu dùng.
Với chủ đề “Góc nhìn mới về bình đẳng giới trong gia đình: Ai là người nắm quyền?”; hội thảo xoay quanh cách thức phân chia công việc nhà; và việc nuôi dạy con cái giữa chồng và vợ; cũng như quy trình đưa ra quyết định mua hàng của các cặp vợ chồng tại Việt Nam nói riêng; và tại Đông Nam Á nói chung. Hội thảo cũng nhấn mạnh tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu này; vào hoạt động tiếp thị (marketing). HILL ASEAN, chi nhánh Việt Nam thông báo kết quả nghiên cứu về sei-katsu-sha Việt Nam; thuật ngữ riêng của Hakuhodo để mô tả con người ở góc độ toàn diện; mỗi năm một lần. Đây là năm thứ ba sự kiện được tổ chức.
Bình đẳng giới trong gia đình là chủ đề được quan tâm trên toàn thế giới. HILL ASEAN, chi nhánh Việt Nam nghiên cứu vấn đề giới tính dưới góc nhìn sei-katsu-sha thông qua những quan sát về sự bình đẳng giữa các cặp vợ chồng.
Nghiên cứu của HILL ASEAN, chi nhánh Việt Nam cho thấy hiện tại nhóm gia đình người Việt; mà người chồng ra ngoài làm việc; và người vợ ở nhà chăm lo việc nhà và con cái chỉ chiếm thiểu số 25%; và nhóm gia đình mà cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc nhà; và trách nhiệm nuôi dạy con cái chiếm đa số, 74%.
Nhóm gia đình Phân công việc nhà có thể được chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm Phân công theo Nhiệm vụ; trong đó việc nhà và việc chăm sóc con được chia đều cho cả hai; và nhóm Phân công Linh hoạt, trong đó ai có khả năng đảm nhận công việc; tại thời điểm cần thiết sẽ là người thực hiện.
Nhóm gia đình Chuyển đổi, trong đó người vợ ra ngoài làm việc; và người chồng đảm nhận việc nhà và nuôi dạy con cái chỉ chiếm 1%.
Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ hài lòng về bình đẳng giới trong gia đình; về cách phân chia vai trò là khác nhau giữa bốn nhóm gia đình:
(1) Truyền thống: chồng ra ngoài làm việc và vợ chăm lo việc nhà và con cái
(2) Phân công theo nhiệm vụ: Chồng và vợ chia đều việc nhà và chăm sóc con cái,
(3) Phân công linh hoạt: Việc nhà và chăm sóc con do bất kỳ ai có khả năng thực hiện ở thời điểm đó đảm nhận
(4) Chuyển đổi: Vợ ra ngoài làm việc và chồng chăm lo việc nhà và con cái.
Nghiên cứu cho thấy những cặp đôi thuộc nhóm Phân chia theo Nhiệm vụ; đặc biệt hài lòng với cách dàn xếp công việc của họ; và quy trình đưa ra quyết định cũng có nhiều điểm khác nhau giữa các nhóm gia đình.
Viện nghiên cứu về Đời sống và Con người khu vực Đông Nam Á thuộc Hakuhodo; chi nhánh Việt Nam quan sát sei-katsu-sha Việt Nam từ góc nhìn độc đáo; và đưa ra đề xuất dựa trên những phát hiện từ góc nhìn mới lạ của mình. Để xem nội dung chi tiết của hội thảo HILL ASEAN; vui lòng truy cập website của HILL ASEAN tại http://www.hillasean.com/.
Tiếp Thị Gia Đình