Bị bệnh tiểu đường khi mang thai cần làm gì?

Bị tiểu đường khi mang thai có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ lẫn thai nhi, vì vậy bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các xét nghiệm thai kỳ nhé

HỎI: Em có thai được 32 tuần, lần đi khám gần đây bác sĩ phát hiện em bị tiểu đường. Vậy bệnh có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không? Thai phụ cần làm gì để tốt cho thai nhi?

ĐÁP: Khi bị tiểu đường trong thai kỳ, người mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm trùng thai kỳ, dễ băng huyết sau sinh. Đối với thai nhi, tiểu đường có thể làm tăng trọng lượng thai nên gây khó sanh. Thai nhi cũng có thể bị suy hô hấp do phổi bị ảnh hưởng bởi insulin tăng cao.

Thông thường, nếu bị tiểu đường khi mang thai các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống và theo dõi thai nhi đến lúc sinh. Tốt nhất, bạn nên giảm ăn ngọt. Mỗi ngày, nên ăn ít cơm, 1-1,5 bát, ăn thịt vừa đủ, nhiều rau xanh.

Thay vì chỉ có 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ. Đồng thời cũng tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng.

Bạn cần làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán có đúng bệnh tiểu đường như test 50 gram đường, test 100 gram đường, tìm HbA1c…

BS. LÊ THÁI VÂN THANH

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe, bạn đừng ngại viết câu hỏi vào khung bên dưới và gửi cho Tiếp Thị Gia Đình. Các bác sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

  • Bạn vui lòng cung cấp thông tin chính xác để tạp chí Tiếp Thị Gia Đình có thể liên lạc với bạn nhanh nhất khi câu hỏi của bạn được giải đáp.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua