Bé ăn nhiều đường, tăng nguy cơ mắc bệnh về sau

Bạn thường khuyên con: “Ăn nhiều đường sẽ bị sâu răng”. Song, đó không phải là tác hại duy nhất mà còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi trưởng thành

Bữa ăn sáng của con bạn có thể là vài lát bánh mì với bơ đậu phộng, kèm một hộp nước táo và ít trái cây. Về dinh dưỡng có thể ổn, song về lượng đường thì sao? Các thực phẩm trên có thể cho đến 76g (18 thìa cà phê) đường.

SỰ THẬT NGỌT NGÀO

Nói vậy không có nghĩa là bạn cắt hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Cơ thể của chúng ta cần đường để hoạt động. Đường là một dạng carbohydrate đơn giản gồm: glucose (có trong trái cây, cây cỏ), fructose (trái cây, một số củ, mía, mật ong), galactose.

Khi vào cơ thể, các loại đường đều chuyển hóa thành glucose. Đường bổ sung (added sugar) được cho vào quá trình sản xuất là loại không có dinh dưỡng, chỉ tạo năng lượng và nếu dùng nhiều có thể gây hại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo lượng đường bổ sung không được vượt quá 10% lượng ăn vào hàng ngày. Do đó, điều cần làm là bạn ưu tiên cho trẻ dùng đường tự nhiên và cắt giảm tối đa đường bổ sung.

TÁC HẠI VỀ SAU

Nghiên cứu năm 2013 cho thấy những quốc gia dùng nhiều đường có tỷ lệ bệnh tiểu đường cao hơn. Theo thống kê ở Mỹ, ở thập kỷ 1990, chỉ có 3% trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng đến năm 2004, tỷ lệ này tăng đến 45%. Bên cạnh gây sâu răng, tiểu đường, việc ăn nhiều đường còn liên quan đến béo phì, huyết áp cao và bệnh tim.

Theo bác sỹ David Ludwig, Bệnh viện Trẻ em Boston, Mỹ, ăn nhiều đường từ khi còn bé sẽ làm hỏng các gai vị giác trên lưỡi khiến trẻ kén ăn hay ăn không ngon miệng. Ví dụ, khi trẻ đã ăn kẹo trái cây, rồi ăn trái cây thật, trẻ sẽ không thích vì nó không ngọt như kẹo.

20151305-DD-beannhieuduong

Nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, cho thấy những trẻ ăn nhiều đường sẽ ăn ít ngũ cốc, rau củ, trái cây và sữa. Hậu quả là trẻ sẽ dư calorie nhưng lại thiếu dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, đường kích hoạt vùng tạo cảm giác sung sướng trên não và có khả năng gây nghiện không kém các chất kích thích. Thói quen ăn nhiều đường từ nhỏ sẽ ngày càng khó bỏ khi trưởng thành. Do đó, khi trưởng thành trẻ sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

ĐỂ GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG

Ngày nay, với thức ăn chế biến sẵn ngày càng nhiều, bạn sẽ khó kiểm soát lượng đường trẻ tiêu thụ. Cách đơn giản nhất là bạn hạn chế lượng đường khi pha chế, nấu nướng, cần tránh nước ngọt, soda, vì một lon nước ngọt vị cam có thể chứa 35g đường.

Tuy nhiên, nếu cấm con không ăn kẹo bánh, trẻ sẽ thèm quá dẫn đến ăn vô độ khi có dịp. Thay vào đó, bạn hãy ra quy định chẳng hạn như cả tuần con sẽ ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe (không kẹo bánh, nước ngọt) và thoải mái một chút vào cuối tuần (uống một lon nước ngọt, ăn một cái bánh ngọt). Bạn thay thế sữa chua có đường bằng sữa chua không đường, nước trái cây hộp, nước ngọt bằng nước ép trái cây tươi, sốt cà chua hộp bằng sốt tự làm.

062-TT000_Dinhduong_Anduong2 Theo Tiếp Thị Gia Đình

[related-products]

Đừng bỏ qua