Những tháng đầu đời, bé ăn rất ít và thường gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, khóc dạ đề, táo bón, tiêu chảy… Biết được kích thước dạ dày của bé lớn bằng đâu và lý do thực sự gây rối loạn tiêu hóa, bạn sẽ biết cách cho con ăn đúng liều lượng, đúng loại sữa để đảm bảo con có sự phát triển tốt nhất.
Bé tròn một ngày tuổi: HẠT DẺ
Do kích thước dạ dày của bé quá nhỏ, bạn cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, cả đêm lẫn ngày. Mỗi lần bú, bé chỉ bú được khoảng 8 – 15ml và bú 8 – 12 lần trong 24 giờ, có nghĩa là mỗi cữ bú của bé chỉ cách nhau từ 1 – 3 giờ.
Bé tròn hai ngày tuổi: QUẢ CHERRY
Kích thước dạ dày của bé chưa lớn hơn bao nhiêu. Do đó, bé vẫn cần bú mỗi 1,5 – 2 giờ. Mỗi lần bé bú được khoảng 15ml sữa. Đôi môi bé xinh mút mút hay khóc thật to, nghĩa là bé đang đói đấy.
Bé tròn ba ngày tuổi: HẠT ÓC CHÓ
Lúc này kích thước dạ dày của bé đã lớn hơn khá nhiều so với ngày đầu bé sinh ra. Ngày thứ ba của cuộc đời, bé có thể uống 22 – 27ml sữa mỗi lần.
Bé tròn 5 – 6 ngày tuổi: QUẢ MƠ
Lúc này, bé có thể uống 45 – 60ml sữa mỗi cữ và làm ướt khoảng 6 cái tã một ngày.
Bé được 7 ngày đến 1 tháng tuổi: QUẢ TRỨNG GÀ
Trong khoảng thời gian này, kích thước dạ dày của bé sẽ lớn bằng một quả trứng gà. Bé có thể uống được khoảng 80 – 150ml sữa mỗi cữ bú.
Khi trưởng thành: QUẢ BƯỞI
Dạ dày của bé sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trưởng thành. Vậy khi đó, dạ dày của bé lớn bằng đâu? Sau khi phát triển đầy đủ, dạ dày có kích thước bằng cả quả bưởi cỡ trung bình đấy bạn ạ.
GIẢI PHÁP CHO RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ
Cùng với kích thước dạ dày nhỏ bé, hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng chưa phát triển đầy đủ. Nghiên cứu mới đây của Công ty Nghiên cứu thị trường IPSOS Vietnam khảo sát trên hơn 1.000 bà mẹ có con nhỏ từ 0 — 5 tuổi ở bốn thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM và Cần Thơ cho thấy có tới 93% các bà mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường vào những năm đầu đời.
Tại buổi tọa đàm chủ đề Tiêu hóa dễ dàng giúp cho trẻ phát triển trí não tốt hơn vừa tổ chức tại TP. HCM, GS—TS. Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, cho biết: “60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng… do hệ tiêu hóa còn non yếu. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh mổ và sinh non”.Ư
Theo các nghiên cứu, trong những năm đầu đời, men giúp tiêu hóa đạm sữa chỉ mới hoạt động 25% và men lactase mới có 70%. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều lượng đường lactose và đạm sữa cần thiết cho sự phát triển của bé không được tiêu hóa hết. Đây là nguyên nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa khiến trẻ hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện.
Cũng tại buổi tọa đàm, ThS—BS. Đào Thị Yến Phi, chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng — An toàn thực phẩm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM, chia sẻ: “Mặc dù đa số trẻ nhũ nhi dung nạp sữa công thức thông thường, nhưng cũng có nhiều trẻ kém dung nạp sữa công thức. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, bạn nên chọn sữa công thức với đạm thủy phân một phần cùng với hàm lượng lactose thấp (pHF) giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng đầy đủ để phát triển trí não toàn diện ngay từ đầu”.
Trên thị trường, dòng sản phẩm Enfagrow A+ Gentle Care gồm các sản phẩm dinh dưỡng với công thức và tỷ lệ đạm whey:casein và đường lactose phù hợp, là lựa chọn tốt cho bé yêu của bạn. Enfagrow A+ Gentle Care chứa đạm thủy phân một phần, là loại đạm được cắt nhỏ, giúp trẻ dễ tiêu hóa, cùng với hàm lượng lactose được loại bớt vừa đủ giúp cơ thể trẻ hấp thu hiệu quả hơn.
Bài: THIÊN MINH
Mục Mẹ và con – Dinh dưỡng / Tiếp Thị Gia Đình