Với Việt Nam, câu chuyện thương mại điện tử dù đang phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo.
Khi dữ liệu cá nhân trở thành “tiền tệ” của nền kinh tế kỹ thuật số
Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo công nghệ cao tổ chức ở Munich, Đức ngày 22−1−2012, bà Viviane Reding, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cho ra đời luật bảo vệ thông tin cá nhân mới trong môi trường internet. Theo bà Reding, những dữ liệu cá nhân là “tiền tệ” của nền kinh tế kỹ thuật số, “như bất kỳ loại tiền tệ nào, nó cũng cần sự ổn định và tin cậy”.
Luật bảo mật mới của EU là một trong những điều luật sâu rộng nhất được thai nghén từ sự chắp vá những điều luật cũ năm 1995. Dự luật đã được các nước trong EU thông qua vào tháng 12−2015, nếu thuận lợi sẽ đồng loạt áp dụng vào năm 2017, với hy vọng phá vỡ mớ lùng nhùng hiện tại. Trung Quốc và Ấn Độ với số người dùng mạng trực tuyến nhiều hơn cả dân số của Châu Âu và Mỹ, đều xem xét và hứa hẹn sẽ vượt qua cả Châu Âu và Mỹ về độ cứng rắn của luật bảo mật.
Một cuộc thăm dò Eurobarometer năm 2011 cho thấy 62% người dân Châu Âu không tin tưởng rằng các công ty mạng có thể bảo vệ thông tin cá nhân của họ. Ở Việt Nam chưa có con số thăm dò cụ thể như thế, nhưng Quốc hội tháng 11−2015 đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng, có hiệu lực từ ngày 1−7−2016.
An toàn thông tin được quan tâm hơn trước là chuyện cần, bởi lẽ nạn ăn cắp thông tin, gian lận tài chính và quảng cáo quấy rối người dùng là một điểm đáng buồn của thương mại điện tử tại Việt Nam. Đầu năm 2016, người dùng không khỏi hoang mang vì thông tin một hacker mới học đến lớp 11 ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, đã thâm nhập vào các cổng thanh toán online và ngân hàng để ăn cắp tài khoản của hơn 33.000 người, trong đó có cả người Việt lẫn người nước ngoài. Số tiền bị đánh cắp ban đầu từ những tài khoản này là vài trăm triệu đồng. Nhưng đấy chỉ là một ví dụ nho nhỏ, là bề nổi của tảng băng chìm khổng lồ về bảo mật thông tin. Vậy nên, không thể trách người dùng Việt khi họ, ngoài chuyện bỡ ngỡ với phương thức sử dụng mới, còn chưa tin vào cái gọi là an toàn thông tin cá nhân của thương mại điện tử.
Doanh nghiệp thương mại điện tử tạo lòng tin cho người dùng thế nào?
Có nhiều cách để tạo lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên với các trang thương mại điện tử như iPay.vn thì có lẽ đảm bảo an toàn thông tin tài khoản cho khách hàng là điều ưu tiên hàng đầu. Đấy cũng là lý do iPay.vn chăm chút từ chứng từ hợp pháp đến uy tín và chất lượng dịch vụ của website. Biết được nỗi lo về bảo mật thông tin của khách hàng, iPay.vn sử dụng chứng chỉ số SSL – chứng chỉ mã hóa thông tin giao dịch của người dùng, đồng thời đăng ký chứng nhận website với Bộ Công thương. Có chứng chỉ số SSL, người dùng có thể an tâm vì tất cả các dữ liệu trao đổi trên trang web đều được bảo mật và an toàn theo tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu.
Nạp thẻ điện thoại, thẻ game, visa ảo trên iPay.vn tiện lợi và an toàn
Là trang cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại online, nạp thẻ game, mua visa ảo cho người dùng thông qua internet, iPay.vn luôn hướng đến người dùng sự nhanh chóng và tiện lợi. Chỉ cần có một chiếc máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng, người dùng có thể ngồi tại một nơi bất kỳ có kết nối internet, trong vòng vài giây nạp tiền cho “dế yêu”, nạp thẻ game để tiếp tục các cuộc chiến nảy lửa trên game, mua visa ảo thỏa thích mọi lúc.
Tất cả các giao dịch nạp tiền, thẻ game tại iPay.vn có thể thực hiện qua cổng thanh toán VnPayment, Banknetvn và các ngân hàng liên kết với iPay. Khi người dùng giao dịch nạp tiền điện thoại online , mua thẻ game, mua thẻ visa ảo, đổi thẻ cào tại iPay người dùng được hưởng chiết khấu cạnh tranh nhất hiện nay.
Tải ứng dụng iPay:
Ứng dụng iPay.vn dành cho Android
Tiếp Thị Gia Đình