Carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển và những hạt bụi siêu mịn PM 2.5 trong không khí; là các nguyên nhân chính làm môi trường bị ô nhiễm trầm trọng; gây hại đến sức khỏe con người.
Vào ngày 23–6–1988, một ngày oi bức ở Washington, James Hansen đã nói với Quốc hội Mỹ và thế giới rằng, sự nóng lên toàn cầu không phải đang đến gần. Nó đã đến rồi. Những lời từ nhà khoa học hàng đầu của NASA này đã đúng. Sự thay đổi khí hậu ngày nay đã quá rõ rệt.
Trái đất nóng hơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn. Vùng Bắc Cực đã mất hàng tỷ tấn băng. Mực nước biển dâng lên bằng hàng nghìn tỷ gallon nước. Cháy rừng dữ dội hơn…
Sự nóng lên của trái đất một phần do sự thay đổi thời tiết tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn khắp toàn cầu; đặc biệt là từ năm 1970, nhà khoa học Zeke Hausfather cho rằng; gần như tất cả sự nóng lên là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch. Các hoạt động của con người như đốt than, dầu và xăng; đang thải ra nhiều khí hơn vào khí quyển, đặc biệt là CO2. Nhiều nghiên cứu và báo cáo khoa học tính toán,; khí nhà kính chiếm hơn 90% sự nóng lên của trái đất.
Hiểm họa ô nhiễm CO2
Năm 2017, toàn thế giới phát thải vào không khí 37 tỉ tấn CO2. Con số này vẫn không ngừng tăng lên. Theo Giáo sư David Beerling, Đại học Sheffield, một khi CO2 bay lên không khí, nó sẽ không rơi xuống, trừ khi bạn làm điều gì đó. Chỉ khi kéo được CO2 ra khỏi khí quyển, chúng ta mới có thể tránh được sự thay đổi khí hậu nguy hiểm.
Giải pháp nào để cắt giảm CO2 là câu hỏi đã làm hao tốn nhiều công sức, của cải của giới khoa học. Cả thế giới cũng bắt tay vào việc cắt giảm khí thải. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng ngay cả khi thế giới quản lý để cắt giảm khí thải, điều đó cũng sẽ không còn đủ để tránh những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.
Giải cứu trái đất khỏi CO2
Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia; kêu gọi nước Mỹ đầu tư vào các công nghệ; và phương pháp loại trừ các khí nhà kính như CO2 sinh ra từ các hoạt động của con người; như đốt than và khí tự nhiên để sản xuất điện, đốt xăng và dầu diesel; để chạy các phương tiện giao thông. Những giải pháp mà hiện tại tương lai có thể áp dụng là:
– Trồng thêm nhiều cây xanh và quản lý rừng tốt hơn, hạn chế diện tích đất phục vụ hoạt động của con người để nhường lại cho cây xanh. Cây hấp thụ carbon dioxide từ không khí và sử dụng nó để phát triển.
– Sử dụng và gìn giữ đất tốt hơn để đất có thể tích trữ nhiều CO2 hơn và đồng thời giúp cây lương thực cho năng suất tốt hơn.
– Bảo tồn và khôi phục các loài thực vật ven biển, như vùng đầm lầy và các thảm cỏ biển.
– Sử dụng nhiều nhiên liệu sinh học hơn, như đốt gỗ và thu hồi carbon dioxide sau khi đốt, rồi chôn xuống đất.
– Công nghệ hút không khí trực tiếp đã được thử nghiệm trong một số dự án. Người ta sử dụng những chiếc quạt khổng lồ thổi vào không khí một loại hóa chất có tác dụng hút CO2 ra khỏi không khí rồi bơm chúng vào lòng đất.
Khi cả thế giới mỏi cổ ngóng các phương pháp loại bỏ CO2; lượng khí độc hại này vẫn không ngừng phát ra, thải vào khí quyển. Các công nghệ loại trừ carbon; không phải là biện pháp thay thế cho các hành động giảm phát thải khủng khiếp. Nó chỉ là các công cụ góp phần giảm phát thải. Nỗ lực chính mà cả thế giới phải làm; vẫn là giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Mối nguy mang tên bụi siêu mịn PM2.5
Có thể nói, không khí bạn đang hít thở hàng ngày; tại những nơi ô nhiễm nguy hại chẳng kém thuốc lá. Năm 2016, ước tính ô nhiễm không khí; có liên quan với cái chết của 6,1 triệu người. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy; có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO.
Bụi PM2.5 có kích thước bằng khoảng 1/40 sợi tóc người; hoặc nhỏ hơn thế (0,1 micromet tới 2,5 micromet); nên không thể nhìn được bằng mắt thường. Thành phần của bụi PM2.5 rất đa dạng; đó có thể là các hạt kim loại hoặc các hợp chất của carbon, nitro, sunfur… ở cả dạng rắn và lỏng.
Nguyên nhân hình thành bụi siêu vi PM2.5 rất đa dạng; nhưng phần lớn là từ hoạt động của các phương tiện giao thông (57%); sau đó là hoạt động xây dựng và cuối cùng là từ hoạt động công nghiệp. Cũng chính vì đặc điểm hình thành chủ yếu từ hoạt động giao thông; nên các thời điểm kẹt xe cũng là lúc lượng bụi PM2.5 lên cao nhất.
Bụi PM2.5 lại đặc biệt nguy hiểm vì kích thước nhỏ; giúp chúng có khả năng đi sâu vào vào các túi phổi – thậm chí là cả các mao mạch của hệ thống tuần hoàn. Các nghiên cứu đã chỉ ra bụi PM2.5; có liên quan tới các bệnh và triệu chứng như: dị ứng mắt, mũi và họng; viêm xoang, sổ mũi và hen suyễn; ho, tức ngực, khó thở; suy giảm chức năng phổi; rối loạn nhịp tim, đau tim, đột quỵ…
Trong khi chất lượng không khí chưa được cải thiện; các chuyên gia khuyến cáo người dân nên kiểm tra chỉ số chất lượng không khí ngoài trời trước khi ra ngoài. Bạn có thể kiểm tra qua các website như aqi.org, moitruongthudo.vn, cem.gov.vn… hoặc ứng dụng di động AirVisual App.
Để từng nhịp thở có luồng không khí trong lành
Ô nhiễm không khí làm tăng các bệnh đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, bệnh tim mạch, ung thư phổi, bệnh dịch do muỗi và bọ ve gây ra. Bạn có thể bị khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Tất cả đều liên quan đến sự gia tăng CO2 trong không khí.
Vậy bạn cần làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình khi phải sống chung với CO2?
ω Đeo khẩu trang hoạt tính, dùng kính chắn bụi khi ra ngoài.
ω Thay đổi cách đi lại, tránh những con đường đông đúc, nhiều khói bụi, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Chọn lối đi khác, ưu tiên đi xe buýt thay vì xe gắn máy.
ω Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, súc miệng và xịt mũi sau khi đi ra ngoài.
ω Hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt là trong những ngày không khí ô nhiễm nặng.
ω Trang bị máy lọc không khí trong nhà.
ω Trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi ở của bạn.
ω Khi tập thể dục bên ngoài, hãy tránh xa những con đường có nhiều xe cộ. Chọn tập nơi công viên xanh mát, tách biệt với đường phố và tắm giặt sạch sẽ khi về tới nhà.
ω Chọn thực phẩm hữu cơ để nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn ngoài lề đường.
ω Không làm việc quá gắng sức, nhất là trong những ngày bạn mắc các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng…
ω Luyện tập nâng cao sức khỏe và khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tuần hoàn.