Bạn biết gì về tinh dầu?

Tinh dầu từ lâu được biết đến với khả năng giúp thư giãn, cải thiện tinh thần, kháng khuẩn và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp. Tuy nhiên, dùng bao nhiêu là đủ, như thế nào là đúng và trường hợp nào không nên dùng, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Thời gian gần đây, nhiều người đổ xô mua tinh dầu tràm, tỏi và nhỏ lên khẩu trang với niềm tin chúng sẽ tiêu diệt được virus Covid-19. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Bởi tinh dầu là một chất lỏng chứa các hợp chất dễ bay hơi được chiết xuất từ thân, rễ, lá hay hoa của một loài thực vật. Trong mỹ phẩm và dược phẩm, tinh dầu là thành phần khá phổ biến nhờ vào những đặc tính làm đẹp, thư giãn tinh thần và kháng khuẩn. Bạn có thể dễ dàng mua tinh dầu trên thị trường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có kiến thức về chúng để sử dụng đúng và hiệu quả.

Thắc mắc 1: Cách nhận biết tinh dầu thật và giả?

Cách đầu tiên để phân biệt tinh dầu là nhỏ chúng vào giấy. Nếu là tinh dầu thật sẽ bay hơi rất nhanh và mất hết dấu vết chỉ sau 5 – 7 phút. Ngược lại, tinh dầu giả sẽ không mất đi mà để lại dấu vết trên tờ giấy.

Cách thứ hai được nhiều người áp dụng. Đó là cảm nhận qua da. Bạn hãy nhỏ một ít tinh dầu ra tay và thoa đều. Nếu là tinh dầu nguyên chất, chúng sẽ thẩm thấu rất nhanh. Còn tinh dầu giả sẽ tạo cảm giác bết dính khó chịu ở tay. Một đặc điểm khác nên lưu ý, đó là giá bán. Các loại tinh dầu thật thường rất đắt do quy trình sản xuất nhiều công đoạn, cần nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn.

Thắc mắc 2: Đối tượng nào không nên dùng tinh dầu?

Theo các bác sĩ khuyến cáo, những người dị ứng mùi hương không nên sử dụng tinh dầu. Bởi khi tiếp xúc với những chất có mùi. Nhóm người này sẽ có nguy cơ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Và dễ gặp các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn…

Bên cạnh đó, người bị bệnh huyết áp cao cũng không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Người bị huyết áp thấp cần tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây. Những người có cơ địa da nhạy cảm không nên bôi lên trực tiếp trên da vì dễ gây viêm, dị ứng.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai giai đoạn đầu không nên dùng tinh dầu. Giai đoạn sau, nếu muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, phải tuân thủ nguyên tắc pha chế thật loãng.

Thắc mắc 3: Thực hư về trào lưu dùng tinh dầu diệt virus?

Tinh dầu một khi sử dụng đúng cách sẽ giúp hỗ trợ kháng khuẩn, làm sạch không khí, thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không có khả năng phòng chống các loại virus. Theo y học cổ truyền, những nguyên liệu tự nhiên như bồ kết, vỏ bưởi, dầu tràm hay sả… đều chỉ là độc vị. Tức là chúng đều có tính chất sát khuẩn chứ không thể chống. Hay tiêu diệt hoàn toàn các loại virus, cụ thể là Covid-19.

Tuy nhiên, nhỏ một vài giọt tinh dầu lên khẩu trang khi ra đường trong thời gian này sẽ rất tốt. Bởi một số các loại tinh dầu như bạc hà, tràm, tràm trà… đều có chứa các thành phần kháng khuẩn. Chúng sẽ hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, nó ngăn cản sự xâm nhập của các dòng vi khuẩn như Salmonella, E.coli và Staph Infections (tụ cầu khuẩn).

Thắc mắc 4: Uống tinh dầu liệu có trị được bệnh?

Tinh dầu là dung dịch được chiết xuất từ các loại thảo dược. Theo các chuyên gia, để có 1kg tinh dầu bạc hà sẽ cần đến 100kg lá bạc hà tươi. Vì thế, các chất hóa học trong tinh dầu vô cùng đậm đặc. Nếu uống vào sẽ rất nguy hiểm. Những tác dụng phụ mà chúng ta có thể cảm nhận là đau dạ dày, lở miệng, dị ứng. Hoặc nghiêm trọng hơn là co giật. Do đó, tinh dầu chỉ nên dùng ngoài da và đã được pha loãng.

Thắc mắc 5: Lợi ích thật khi sử dụng tinh dầu

Tinh dầu không phải là thần dược. Nó chỉ có thể nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý nguy hiểm, bạn không tự ý dùng tinh dầu nếu như chưa có ý kiến của bác sĩ.

Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng chúng để hỗ trợ. Bởi tinh dầu rất cần thiết trong các liệu pháp cải thiện tinh thần. Ngoài ra, một số loại như tinh dầu sả, chanh cũng có đặc tính khử mùi, kháng khuẩn. Chúng sẽ rất thích hợp xông cho các khu vực bếp, nhà vệ sinh.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua