Bạn biết gì về chứng bệnh bàn chân bẹt?

Ít ai bị đau cổ, lưng, đầu gối, mắt cá và bàn chân lại nghĩ mình bị bàn chân bẹt, nhưng đây có thể là hậu quả do bàn chân bẹt gây ra

Nhiều người lầm tưởng cơn đau mắt cá chân, đau đầu gối hay đau thắt lưng kéo dài… xuất phát từ bệnh lý về cột sống, nhưng rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng bàn chân bẹt. Bác sỹ Wade Brackenbury làm việc tại phòng khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) sẽ giải đáp cho bạn về hội chứng này.

30% DÂN SỐ MẮC PHẢI

Bàn chân cân bằng có cấu tạo ba vòm giúp toàn bộ cơ thể giữ thăng bằng khi đứng hay đi lại. Tuy nhiên, người bị chứng bàn chân bẹt sẽ không có vòm cong. Để lấy lại cân bằng cho cơ thể, cổ chân, đầu gối, khớp háng và hệ cột sống phía trên sẽ phải xoay lệch. Các dấu hiệu nhận biết thông qua dáng đi xòe chân ra ngoài, đầu gối xoay vào trong, bàn chân bị bẹt hoặc đế giày mòn không cân.

Nguyên nhân có thể do thói quen đi chân đất, đi dép, xăng đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ. Một số bé có gien xương khớp mềm ở bàn chân và thường phát triển thành chân bẹt. Cũng có thể có yếu tố di truyền vì nhiều gia đình cả bố mẹ và con đều bị bàn chân bẹt. Thống kê cho thấy có khoảng 30% dân số bị chứng chân bẹt tùy cấp độ.

Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau. Đến một thời điểm nào đó, khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng nữa, người bệnh bị đau mắt cá chân, đau đầu gối, khớp háng hay thắt lưng.

??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Bác sỹ đo đế giày chỉnh hình cho một bệnh nhân

ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐẾ GIÀY CHỈNH HÌNH

Trong y học có những biện pháp khác nhau để điều trị bàn chân bẹt. Trong đó, có một cách đơn giản là dùng đế chỉnh hình y khoa không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Phương pháp là điều trị chỗ bị đau và điều trị bàn chân bẹt của họ. Đế làm từ số đo chính xác của vòm bàn chân người bệnh, được đo bằng máy quét kỹ thuật số CAD-CAM. Sau đó, các bác sỹ điều chỉnh vòm bàn chân trên hệ thống CAD-CAM này để tạo ra chiếc đế đặt trong giày, giúp đỡ bàn chân để tạo vòm mong muốn.

20150727-Suc-khoe-Ban-chan-bet-2715-04

Trước khi đi đế giày chỉnh hình

20150727-Suc-khoe-Ban-chan-bet-2715-03

Sau khi đi đế giày chỉnh hình

Người lớn do cấu trúc xương đã phát triển cần đi đế chỉnh hình thường xuyên để hỗ trợ bàn chân khi đi lại hoặc chơi các môn thể thao. Với trẻ nhỏ, bạn nên để ý dáng đi của con ngay từ nhỏ. Khi trẻ đi lại mà bàn chân xoay hoặc áp má trong xuống đất là dấu hiệu của bàn chân bẹt. Từ 3 – 7 tuổi, cấu trúc bàn chân của trẻ đang định hình nên có thể điều trị khỏi hoàn toàn chứng này sau một thời gian dùng đế chỉnh hình y khoa. Nếu không điều trị ngay, khi lớn, trẻ dễ mắc các chứng đau cột sống và có thể sử dụng đế giày chỉnh hình trong suốt quãng đời còn lại.

THÔNG TIN THÊM

Phương pháp điều trị bàn chân bẹt bằng đế giày chỉnh hình y khoa hiện đang được áp dụng tại phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC), 44 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội; 161 Hai Bà Trưng P. 6, Q. 3, TP. HCM.

Đặc biệt từ ngày 27–7 đến 27–8, ACC Hà Nội sẽ tầm soát miễn phí bàn chân bẹt cho người lớn và trẻ em. Bạn có thể đặt lịch hẹn kiểm tra theo số (04) 3265 6888.

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua