Mùa hến thường bắt đầu từ tháng Ba, tháng Tư hàng năm. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, hến, có tên là nghiễn nhục, kích cỡ chỉ nhỉnh hơn đầu ngón út. Thịt hến có tính hàn, công dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến có vị mặn, tính ấm, được dùng chữa long đờm, chống nôn trớ.
HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG
Trong 100g thịt hến chứa 12,77g protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng. Ngoài ra, thịt hến còn có lượng vitamin B12, a–xít omega–3 rất cao. Vì vậy, hến thường có mặt trong thực đơn của nhiều gia đình.
NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ TỪ CON HẾN
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĂN HẾN
• Hến có tính hàn, khi ăn, bạn nên kết hợp với một số rau, gia vị có tính ấm như gừng, ớt, rau răm để không bị lạnh bụng.
• Không nên ăn trái cây, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều vitamin C ngay sau khi ăn hến. Hàm lượng can-xi cao trong thịt hến kết hợp với vitamin C và các chất khác trong trái cây có thể tạo ra can-xi không hòa tan, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây đau bụng và buồn nôn.
• Hến sống ở đáy sông, ăn các loài nhuyễn thể, trong đó có một số loại tảo chứa chất độc khó bị phân hủy ngay cả khi đã nấu kỹ, khiến người ăn có thể bị trúng độc. Để tránh bị ngộ độc, bạn cần sơ chế hến thật sạch. Ngâm hến nhiều giờ trong nước có pha chút muối và ớt để hến nhả bớt bùn đất, chất thải, sau đó rửa thật sạch vỏ hến, luộc và chế biến.
• Thịt hến chứa nhiều đạm, không phải là món ăn thích hợp cho những người mắc bệnh gút, người bị sỏi thận hoặc có tiền sử bệnh gan.
• Phụ nữ có thai cũng không nên ăn nhiều hến để tránh bị nhiễm độc kim loại từ các nguồn nước mà hến sinh sống.
Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình