1. CHỨNG VÔ SINH Ở NAM GIỚI
• Sắc 15g kỷ tử uống mỗi tối, dùng liên tục trong một tháng và có thể kéo dài thêm quá trình trị liệu. Trong thời gian dùng nên tiết chế chuyện phòng the.
• Món ăn chữa vô sinh từ kỷ tử:
– Nguyên liệu: Gà trống tơ 1 con, kỷ tử 20g, hoàng tinh 20g, gia vị các loại.
– Cách làm: Gà làm thịt, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ, cho 2 vị thuốc trên vào hầm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 1-2 lần.
Tác dụng của hạt kỷ tử thích hợp với trường hợp vô sinh nam do thận dương hư, có các triệu chứng lưng, gối lạnh đau, mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt và chóng mặt.
2. KHẮC PHỤC CHỨNG BÉO PHÌ
Rửa sạch 30g câu kỷ tử, ngâm vào nước sôi làm trà uống vào buổi sáng và tối. Dùng trong 4 tháng sẽ thấy hiệu quả giảm béo mà không bị tác dụng phụ.
3. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Rửa sạch 100g câu kỷ tử, nấu chín để dùng. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 10g, có thể dùng trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
4. GIẢM CHỨNG KHÁT NƯỚC ĐÊM Ở NGƯỜI GIÀ
30g kỷ tử rửa sạch, sắc uống mỗi tối, dùng liên tục 10 ngày sẽ thấy hiệu quả. Nếu cần thiết có thể dùng tiếp tục.
5. CAO HUYẾT ÁP
15g câu kỷ tử nấu canh dùng thay trà mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả trong việc điều trị chứng cao huyết áp.
6. CÁC BỆNH VỀ THỊ LỰC
6g kỷ tử, 6g hoa cúc trắng, ngâm nước sôi thay trà dùng hằng ngày.
7. SUY GAN, CHẢY NƯỚC MẮT SỐNG
250g kỷ tử ngâm trong rượu trắng khoảng 1-2 tháng, dùng mỗi ngày sau bữa ăn, mỗi ngày dùng hai lần.
Cách dùng kỉ tử chính xác
♦ Rất nhiều người thích dùng kỷ tử ngâm nước uống hay nấu canh. Tuy nhiên, dù có nhiều tác dụng trị liệu và bổ dưỡng nhưng không phải thích hợp với mọi người, và cũng không nên tùy tiện dùng thế nào cũng được.
♦ Câu kỷ tử là loại thực phẩm an toàn, không chứa độc tố, có thể dùng lâu dài nhưng cũng không nên dùng quá liều lượng. Người lớn khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 20g là đủ. Nếu muốn có hiệu quả trị liệu, có thể tăng lên khoảng 30g.
♦ Ăn trực tiếp kỷ tử sẽ có hiệu quả tốt hơn vì thành phần dinh dưỡng bên trong được hấp thụ nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng nên giảm một nửa so với cách dùng gián tiếp (ngâm rượu, pha trà v.v…), để tránh tình trạng “quá bổ”.
Ai nên và không nên dùng kỉ tử
Người có thể chất suy nhược, sức đề kháng yếu là thích hợp nhất. Cần kiên trì lâu dài, mỗi ngày dùng một ít mới thấy hiệu quả.
Người có cơ thể hàn, tỳ vị suy yếu không nên ăn câu kỷ tử. Ngoài ra, câu kỉ tử có tác dụng làm ấm cơ thể khá mạnh, người đang cảm sốt, cơ thể mắc chứng viêm thì tốt nhất không nên dùng.
Một số cách pha trà câu kỉ tử
• Trà cẩu kỉ tử táo đỏ
Câu kỷ tử: 1 nắm nhỏ (khoảng 20-30 hạt)
Táo đỏ: 3-4 quả
Cho câu kỷ tử và táo đỏ vào ly thủy tinh, đổ nước sôi vào dùng trực tiếp.
• Trà câu kỷ tử bát bửu
Hoa cúc: 2 bông
Kim ngân: 8 bông
Táo đỏ: 1 quả
Tim sen: 8 hạt
Câu kỷ tử: 5 hạt
Nhân sâm: 1 lát
Trần bì: 2 lát
Đường phèn
Cho tất cả vào nước pha như trà để dùng hằng ngày. Loại trà này có công dụng ổn định huyết áp và nhuận phổi.
• Trà kỷ tử hoa cúc
Hoa cúc: 10g
Kỷ tử: 10g
Ngâm hoa cúc và cẩu kỷ tử trong nước sôi khoảng 10 phút thì có thể dùng. Trà này có tác dụng phòng ngừa các bệnh về mắt, cũng hỗ trợ tốt trị liệu bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.
• Trà kỷ tử râu sâm
Râu sâm: 20g
Kỷ tử: 10g
Cho râu sâm vào nước sôi nấu chín, sau đó cho kỷ tử vào nấu thêm khoảng 1 phút trong lửa nhỏ rồi dùng. Trà này phòng ngừa lão hóa, bổ sung nguyên khí, tăng cường sức đề kháng, bổ tỳ ích phổi, an thần.
Bài: Lê Phương
Tiếp Thị Gia Đình