Bạch Thùy Linh: Phụ huynh đừng giao phó con cho thầy cô

“Cha mẹ nên dành thời gian mỗi ngày ít nhất 15–30 phút ngồi xuống học cùng con, và hãy gạt bỏ tâm lý sợ khó, giấu dốt để cùng nhau tiến bộ từng ngày”, giám đốc trung tâm Anh ngữ chia sẻ

Với mục đích mang đến một phương pháp, cách thức học tiếng Anh mới mẻ; hấp dẫn hơn cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, năm 2009; chị Bạch Thùy Linh đã thành lập trung tâm Enci. Không chỉ giảng dạy đơn thuần; chị còn mở ra hàng loạt câu lạc bộ sở thích liên quan đến tiếng Anh; như: hát tiếng Anh, xem phim tiếng Anh, ENCI Radio phát online trên YouTube, Facebook…

Gần 5 năm trở lại đây, chị Bạch Thùy Linh dồn tất cả tâm huyết lẫn sức lực; để Enci trở nên khác biệt trên thị trường. Trung tâm của chị đã trở thành một cộng đồng – hệ sinh thái tiếng Anh. Nơi đây không chỉ chia sẻ về giáo dục nói chung cho trẻ em tiểu học và trung học; mà còn dành cho các bậc phụ huynh.

 

Không kiên trì thì khó thành công

 

Xin chào chị Bạch Thùy Linh. Chị có thể chia sẻ điểm khác biệt của trung tâm tiếng Anh do chị điều hành so; với những trung tâm khác? 

Sau 5 năm thử nghiệm, điều chỉnh và thay đổi mô hình; giờ đây có thể nói Enci đã định hình rõ nét; với hình ảnh “cộng đồng – hệ sinh thái giáo dục tiếng Anh lành mạnh cho trẻ em và cha mẹ”.

Với các bạn nhỏ từ tuổi mầm non đến hết cấp 2; trung tâm cung cấp, tư vấn, hướng dẫn sử dụng hiệu quả; những chương trình học tiếng Anh online của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc.

Với các phụ huynh, chúng tôi cũng giúp họ học lại tiếng Anh; sau nhiều năm quay cuồng với con cái, gia đình, công việc. Cụ thể là tạo ra cộng đồng không chỉ giao lưu; chia sẻ phương pháp học tiếng Anh với con ở nhà; mà còn là nơi họ chia sẻ và học hỏi lẫn nhau về cách nuôi dạy con.

Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tham gia các lớp học trực tiếp tại trung tâm. Đồng thời, bạn được hướng dẫn kỹ năng tự học ở nhà; bằng các chương trình online dưới sự giám sát, kiểm tra của giáo viên; giúp học viên đạt gấp đôi, gấp ba hiệu quả học tập.

Động lực nào khiến chị dành nhiều tâm huyết cho giáo dục trẻ em? 

Lý do tôi tâm huyết với trẻ em và hình thức đào tạo kết hợp dạy trực tiếp (offline); với tự học ở nhà (homeschool) và học qua internet (e-learning); vì bản thân tôi là người yêu thích công nghệ, thử nghiệm cái mới. Bên cạnh đó, tôi còn là mẹ của cậu con trai 7 tuổi mắc hội chứng tự kỷ; gặp khó khăn trong giao tiếp; khó có thể đem đến các trung tâm tiếng Anh đông người để học.

Tôi nhận thấy trẻ em hoàn toàn có thể có được một môi trường đầy ắp tiếng Anh ở nhà; nếu cha mẹ biết sử dụng công nghệ một cách thông minh. Và nếu đứa trẻ vừa được học trực tiếp với giáo viên; lại vừa có thể được nghe và đọc tiếng Anh ở nhà nữa, chúng sẽ rất nhanh chóng tiến bộ.

Bạch Thùy Linh

Hẳn là chị gặp nhiều khó khăn khi áp dụng phương pháp học kết hợp này?

Đúng vậy. Khó khăn đến từ việc thiếu hợp tác của cha mẹ. Vì hàng chục năm nay, phụ huynh vốn đã quen giao phó việc học của con cái cho thầy cô; trung tâm mà không chịu dành thời gian mỗi ngày chỉ 15 – 30 phút ngồi xuống học cùng con. Rào cản cũng đến từ tâm lý “sợ khó, giấu dốt” của cha mẹ; khi luôn nghĩ “tôi kém tiếng Anh thế này, tôi không đồng hành cùng con được đâu”. Thậm chí, khó khăn xuất phát từ sự nôn nóng; vội vã đòi hỏi kết quả ngay mà thiếu sự kiên trì từ cha mẹ.

Chị có thể chia sẻ một vài kỷ niệm với các học viên nhí của mình? 

Đôi khi tôi gặp những học sinh đặc biệt; mắc những hội chứng như tăng động, tự kỷ, tôi sẽ phải vất vả hơn để giúp đỡ các em hòa nhập với lớp học; rèn kỷ luật, kỹ năng… Dù mệt nhưng các em lại khiến tôi nhớ nhiều nhất.

Với các bạn ở xa, tôi hướng dẫn học các chương trình online. Hàng tuần tôi vẫn nhận được hàng trăm video clip do cha mẹ quay các con đọc sách tiếng Anh; thuyết trình tiếng Anh… Và tôi hạnh phúc khi thấy các con tiến bộ lên trông thấy qua mỗi video. Nhiều cha mẹ nông dân đã viết tin nhắn rất xúc động kể về niềm tự hào của họ. Vì trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới việc sống ở giữa đồng ruộng; mà lại có những đứa con biết phát âm chuẩn; cứ gặp nhau là nói tiếng Anh; thuyết trình tự tin và ham đọc sách. Điều đó cho họ những niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn.

 

Xây dựng cho bản thân những nguyên tắc 

 

Với các bé cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt của gia đình; chị có phương pháp nào đặc biệt có thể bật mí? 

Chỉ có tình yêu thương thực sự xuất phát từ trái tim; cộng với kỷ luật nghiêm túc và kiên trì thực hành hàng ngày; như vậy mới có thể thay đổi được một con người; dù là với trẻ đặc biệt hay trẻ bình thường. Quan điểm giáo dục của tôi bám sát triết lý đó.

Bận rộn với việc điều hành trung tâm; chị cân bằng thời gian giữa gia đình và công việc như thế nào?

Tôi sử dụng các ứng dụng di động để quản lý lịch làm việc hàng ngày và các lịch hẹn; mốc thời gian phải “trả nợ” việc. Việc sắp xếp các đầu việc; đánh thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp cũng giúp tôi đỡ rối. Ngoài ra tôi xây dựng cho mình những nguyên tắc; dù bận đến mấy cũng phải dành 15–30 phút ngồi cạnh con đọc sách; hoặc giúp con làm bài tập hàng ngày. Không nhận việc vào cuối tuần để dành trọn vẹn cho con; và luôn cố gắng đưa con đi ra ngoài chơi; khám phá thiên nhiên khi có thể.

Với người bạn đời, sau 10 năm chung sống; vượt qua những lúc “bát xô đũa lệch” những năm đầu; tôi xây dựng cho mình những nguyên tắc để bám vào. Có thể kể đến như ở ngoài thì làm sếp; về nhà vẫn phải là vợ. Không đem những chuyện công việc về nhà. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn; tuyệt đối không đưa ra quyết định hộ.

Ngoài ra, tôi còn có niềm đam mê ca hát. Tôi là một ca sĩ hát nhạc Trịnh. Tôi hát từ năm 2002; và khoảng 3 năm trở lại đây bắt đầu bước ra sân khấu lớn, tổ chức show lớn. Đó chính là cách giúp tôi cân bằng cuộc sống. Âm nhạc giúp tôi không bị khô khan hay quá căng thẳng vì tiền.

Cảm ơn chị Bạch Thùy Linh đã chia sẻ

 

Thư viện sách Enci của chị Bạch Thùy Linh

Chị Bạch Thùy Linh tự nhận mình là một con mọt sách chính hiệu; mê đọc sách từ nhỏ. Nên khi có con; chị cũng đọc sách cho con hàng ngày từ khi con mới ra đời. Thế nên Ong – con trai chị cũng đã thấm được tình yêu ấy; và cũng đang là một cậu bé rất chăm chỉ đọc và yêu thích việc tự khám phá kiến thức qua sách. Chị mua rất nhiều sách, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Và khi nhà không còn chỗ chứa nữa; chị Bạch Thùy Linh quyết định mở thư viện, kêu gọi sự góp sức của cộng đồng; để có nguồn đọc sách chọn lọc, chất lượng cho trẻ em Hà Nội.

Ngoài ra, khi thấy thị trường sách truyện tiếng Anh lậu, sách giả quá tràn lan; chị Bạch Thùy Linh cũng muốn trẻ em hiểu rõ và có ý thức về luật bản quyền; đọc sách thật vì các tác giả và những người làm sách chân chính.

Bài: Phương Uyên
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua