Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến đã có hơn 26 năm gắn bó với khoa Ngoại 1; bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Việc “bén duyên” với những chị em bị bệnh hiểm nghèo là điều bác sĩ Tiến chưa từng nghĩ đến; khi còn là sinh viên Y khoa. Song, như cách bác sĩ vẫn chia sẻ: “Tất cả việc chúng ta làm đều là cơ duyên của cuộc đời ban tặng; việc đó tốt hay xấu đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Với tôi, chọn gắn bó với những bệnh nhân ung thư khó khăn đem lại cho tôi nhiều cơ hội để trả ơn đời”.
Những ngày đầu làm việc tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM; BS Tiến được phân về khoa Ngoại, cùng với các bác sĩ khác phụ trách phẫu thuật cho những bệnh nhân bị các bệnh về ung thư. Sau khi khoa Ngoại được chia tách, BS Tiến được chuyển về khoa Ngoại 1; nơi điều trị cho tất cả chị em bị ung bướu liên quan đến phụ khoa. Hơn 10 năm gắn bó với khoa Ngoại 1; điều khiến BS Tiến cảm thấy vui không chỉ bởi đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh hiểm nghèo; mà còn trực tiếp vận động; kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ các bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn có điều kiện điều trị bệnh hiểm nghèo.
Trường hợp người phụ nữ 52 tuổi tại TPHCM; không người thân, mắc khối u buồng trứng khổng lồ; từng tìm đến chùa chờ chết rồi được phẫu thuật miễn phí khiến bác sĩ Tiến không thể quên. “Người phụ nữ đó đến bệnh viện không có giấy tờ tùy thân; trong người cũng không có đủ 100.000 đồng. Trong khi đó, khối u nặng trên 30kg; nếu không được phẫu thuật; người phụ nữ này có thể tử vong bất cứ lúc nào. Tôi vận động bạn bè, các nhà hảo tâm, giúp trả tiền phẫu thuật; điều trị và tặng chị ấy khoảng 10 triệu đồng khi xuất viện để ổn định cuộc sống”; bác sĩ Nguyễn Văn Tiến nhớ lại.
Chia sẻ về những bệnh nhân đặc biệt, từng được hỗ trợ phẫu thuật điều trị; bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho biết: “Số lượng bệnh nhân được điều trị miễn phí rất nhiều. Để giúp đỡ thêm bệnh nhân nghèo; tôi còn lập một nhóm thiện nguyện trên trang mạng xã hội; mỗi dịp Tết đến hoặc khi cần hỗ trợ, tôi lại chủ động thông báo đến các thành viên của từng khoa; để họ gửi thông tin các trường hợp bệnh nhân nghèo cần giúp đỡ; giúp họ có tiền đóng viện phí, phẫu thuật”.
Với trường hợp của Bà Nguyễn Thị Hoa, mẹ của bệnh nhân ở Bình Định; cho biết con gái trễ kinh 2 tuần, bụng ngày càng to ra; khám ở bệnh viện huyện phát hiện bị ung thư buồng trứng. Khám tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng cho kết quả chẩn đoán bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 3.
Không đành lòng nhìn cô gái phải ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ; bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1; đã trao đổi với gia đình và thống nhất tiến hành phẫu thuật lần thứ hai. Khi mổ, bác sĩ phát hiện khối u đã vỡ, mạch và huyết áp xuống rất thấp. Máu chảy tràn ra ổ bụng, các bác sĩ phải truyền bù một lít máu. Sau gần 3 tiếng đồng hồ chạy đua với tử thần; ca phẫu thuật thành công.
Các bác sĩ lấy ra gần 20 lít gồm dịch và bướu. Bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ ung thư buồng trứng giai đoạn 3; cắt toàn bộ tử cung và buồng trứng. Sau phẫu thuật, bụng bệnh nhân đã xẹp; mạch huyết áp ổn định, dần tỉnh và được chuyển ra phòng hồi sức theo dõi.
Gắn bó với khoa Ngoại 1 và phải phẫu thuật cho hàng chục ca bệnh ung bướu phụ khoa mỗi ngày; công việc vất vả nhưng BS Tiến chia sẻ: “Ở bệnh viện, tôi sẽ làm đủ mọi cách để điều trị giúp cho bệnh nhân của mình. Tôi may mắn vì bà xã dù không làm việc trong ngành Y nhưng luôn hiểu; tin tưởng, động viên và là hậu phương vững chắc để tôi được thực hiện tất cả những điều mình từng ấp ủ.
Tại bệnh viện; tôi hạnh phúc hơn là có những người bạn đồng nghiệp vô cùng đoàn kết và tận tâm; đặc biệt là lãnh đạo Ban giám đốc bệnh viện đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất; để cho chúng tôi có cơ hội cống hiến và tậm tâm với công việc điều trị ung thư. Đó cũng là cách để tôi trả ơn cuộc đời”.
Một ngày, bác sĩ Tiến làm việc từ 7h sáng đến 5h chiều và thăm khám cho hơn 100 bệnh nhân. Thời gian đông bệnh nhân nhất vào khoảng 8 đến 10h sáng hoặc 13h30 chiều. Số lượng bệnh nhân đông, bác sĩ luôn dặn dò phải ưu tiên người già và trẻ nhỏ được khám sớm. “Tôi xem BV Ung Bướu TPHCM như ngôi nhà thứ hai sau tổ ấm gia đình của mình”; anh chia sẻ. “Bệnh nhân đến với tôi cũng như người nhà”.
Hầu hết bệnh nhân chỉ cần nghe nói mình mắc bệnh ung thư đều mang tâm lý hoang mang; dễ bị kích động và không chấp nhận sự thật. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh bình thường thì rất ngại đi khám; khiến bệnh bị phát hiện ở giai đoạn quá muộn. Bởi vậy, với bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, điểm khác biệt nhất của bác sĩ ung bướu là tạo niềm tin cho bệnh nhân; và người nhà ngay từ quá trình thăm khám, sàng lọc bệnh.
“Ai cũng muốn sống, nhưng kỳ vọng sống của mỗi người khác nhau”, anh tâm sự. Có người mẹ trẻ bị ung thư mong sống lâu hơn để đứa con nhỏ kịp nhớ mặt; người mẹ già mong đủ sức khỏe chụp cùng con trong tấm ảnh gia đình ngày cưới; hay mẹ từ chối xạ trị để cứu đứa con trong bụng. Anh luôn khuyên bệnh nhân có ý thức về sức khỏe và tầm soát ung thư sớm. Nhiều bệnh ung thư chỉ cần xét nghiệm thường quy; siêu âm, nội soi, chụp X-quang là có thể phát hiện bệnh và chữa khỏi hoàn toàn. “Quan trọng nhất là họ tin tôi, tin vào y học”; bác sĩ Nguyễn Văn Tiến chia sẻ. Ung thư phát hiện sớm đều có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tiếp Thị Gia Đình