Ấm lòng đêm tiệc KOTO

Đêm tiệc gây quỹ từ thiện của KOTO diễn ra đêm 24–8, tại khách sạn InterContinental Asiana Saigon

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng pha trò vui nhộn khi chủ trì bán đấu giá

Ngày đầu tuần bận rộn, nhưng gần 400 nhà hảo tâm, doanh nhân, khách mời vẫn có mặt đông đủ từ rất sớm. Họ đến để chung tay đóng góp cùng KOTO kiến tạo một tương lai tươi sáng cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.

“ÔNG BỤT” CỦA TRẺ EM NGHÈO

KOTO là một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận đào tạo nghề nhà hàng, khách sạn miễn phí cho thanh thiếu niên khó khăn trong độ tuổi 16–22 ở Việt Nam. KOTO viết tắt từ Know One, Teach One – Biết một dạy một.

Khoảng 20 năm trước, chàng Việt kiều Úc Jimmy Phạm về Việt Nam thăm quê mẹ. Trong lúc đi dạo ở trung tâm TP. HCM, anh gặp bốn đứa trẻ đi bán dừa trên đường phố. Anh bắt chuyện, mời các em đi ăn phở và nghe được những câu chuyện về cuộc đời éo le, bất hạnh của các em.

20150901-am-long-dem-tiec-koto-01

Anh Jimmy Phạm(ngoài cùng, bên phải) và vài khách mời dự dạ tiệc

Vài tháng sau, anh Jimmy Phạm rời Úc về Việt Nam, làm việc trong một công ty du lịch để lấy tiền nuôi một số trẻ em đường phố. Được khoảng ba năm thì anh trăn trở: “Cho cá các em ăn hàng ngày không phải là quyết định tốt. Phải tạo cho các em cái cần để các em câu được những con cá lớn hơn”. KOTO Việt Nam đầu tiên ra đời ở Hà Nội, lúc ấy chỉ là một tiệm bánh mì để tạo công ăn việc làm cho những trẻ em đường phố. Giờ đây, KOTO đã có hai nhà hàng ở Hà Nội và TP. HCM để kinh doanh gây quỹ phục vụ việc đào tạo nghề cho thanh thiếu niên khó khăn.

CÙNG NỐI VÒNG TAY LỚN

20150901-am-long-dem-tiec-koto-03

Cúp sen của gốm sứ Minh Long chốt giá 585 triệu đồng

Anh Jimmy Phạm bày tỏ: “Khi mới thành lập, gia đình KOTO chỉ có mấy em, vòng tay tôi có thể đủ để ôm lấy các em. Còn bây giờ, gia đình KOTO đã có hơn 1.000 em, vòng tay tôi không thể ôm các em được nữa, tôi cần đến cả cộng đồng, cùng nối rộng vòng tay để ôm lấy các em, cho các em có một tương lai tốt đẹp”.

Có mặt tại đêm tiệc, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã chủ trì bán đấu giá ba vật phẩm để gây quỹ xây dựng trung tâm đào tạo KOTO ở Bình Dương (dự kiến vào cuối năm 2015). Ông Hồ Vi Cường mua bộ vật phẩm trang trí Giáng sinh của Nhà Trắng và hai bức tranh của họa sỹ Nguyễn Xuân Nam với giá 240 triệu đồng. Ông Nguyễn Thanh Hảo, Công ty TNHH Trung Nam Phát, “chốt” giá 585 triệu đồng cho cúp sen vàng của gốm sứ Minh Long. Ông bà Dương Minh, trường ngoại ngữ Dương Minh, mua chiếc xe máy Mobylette AV85 đời 1960 giá 200 triệu đồng và gói combo 5 dịch vụ nghỉ dưỡng Hồ Vi Cường và trị giá 200 triệu đồng do hoa hậu những vật phẩm quốc tế Việt Nam Thúy Vân và đạo đấu giá được diễn Trung Võ “rao bán”.

20150901-am-long-dem-tiec-koto-04

Gia đình ông Hồ Vi Cường và những vật phẩm đấu giá được

Nhiều nhà hảo tâm không đấu giá mà đóng góp mỗi người 50 triệu đồng và hầu hết khách của đêm tiệc đều tham gia quỹ “phong bì trái tim” với mức thấp nhất là 1.000.000 đồng. Tổng số tiền thu được trong đêm tiệc là 2,1 tỷ đồng.

20150901-am-long-dem-tiec-koto-02

Các đầu bếp đỉnh trực tiếp nấu những món ăn cho đêm tiệc

Cuối đêm tiệc, dù đã 10 giờ 30 nhưng nhiều khách vẫn nán lại theo dõi clip về cuộc đời của một chàng trai nghèo tên Chiến. Từ một đứa trẻ bất hạnh, lớn lên bằng đồ ăn xin, cướp giật của tiếp nấu những món ăn người mẹ điên và tự bươn chải cho đêm tiệc sau khi mẹ qua đời, Chiến đã tìm đến KOTO. Giờ đây, anh có công việc tốt và một gia đình hạnh phúc. Cuộc đời anh đã thực sự thay đổi nhờ KOTO.

Thông tin thêm

Sẽ có thêm rất nhiều những cuộc đời như Chiến nếu KOTO nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ bạn. Bạn có thể ủng hộ bằng cách sử dụng các dịch vụ của nhà hàng KOTO ở Hà Nội, TP. HCM hoặc đóng góp giúp đỡ trực tiếp cho KOTO:

Tại TP. HCM: Nhà Hàng KOTO Saigon tầng 3 Rooftop, Kumho Link, Kumho Asiana, 39 Lê Duẩn, Q. 1, điện thoại (08) 3822 9357; Trung tâm đào tạo KOTO Sài Gòn, 829 Huỳnh Tấn Phát, Q. 7, điện thoại (08) 3773 8577.

Tại Hà Nội: Nhà hàng KOTO Hà Nội, 59 Văn Miếu, điện thoại (04) 3747 0337.

Mục Câu chuyện & Con người / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua