Sản phẩm tẩy rửa hữu cơ là gì?

Chúng ta rửa bát, giặt đồ, tẩy rửa bồn cầu... để làm sạch môi trường sống, loại bỏ các chất gây ô nhiễm, tuy nhiên, bạn có biết trong chính những sản phẩm tẩy rửa đã có chứa sẵn độc tố?

Chất tẩy rửa mà chúng ta thường dùng nhất là bột giặt (nước giặt). Khi điểm qua thành phần cấu tạo của chúng, bạn sẽ nhìn thấy cái tên surfactant (chất hoạt động bề mặt) có mặt trong hầu hết các loại bột giặt. Surfactant có tác dụng làm ướt giúp nước có thể xâm nhập vào từng sợi vải. Khi hoạt động, surfactant sẽ giải phóng benzene – một loại độc tố gây ung thư cũng như rối loạn chức năng sinh sản.

Ngoài surfactant, nhiều chất hóa học sử dụng trong các loại bột giặt bán ngoài thị trường cũng không hề đem lại hiệu quả giặt tẩy, chúng chỉ đơn thuần làm cho quần áo có vẻ như trắng sáng hơn. Theo thời gian, việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất có thể khiến người tiêu dùng dị ứng với bột giặt.

Vậy người tiêu dùng có thể làm gì?

Câu trả lời rất đơn giản: Bạn hãy chuyển qua sử dụng sản phẩm tẩy rửa hữu cơ.

Tính ưu việt của sản phẩm tẩy rửa hữu cơ

Sản phẩm tẩy rửa hữu cơ không chứa chlorine, phosphate cũng như các chất hóa học nguy hiểm đến sức khỏe. Một đặc điểm nổi trội nữa là chúng không chứa thuốc nhuộm tổng hợp hay hương tổng hợp. Các chất này đặc biệt nguy hiểm cho người có làn da nhạy cảm, hay bị dị ứng và xuất hiện rất phổ biến trong hầu hết các loại sản phẩm tẩy rửa thông thường.

Hầu hết các hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa thông thường không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn tổn hại da, và khi hít hà quần áo vừa phơi khô, chúng ta cũng đồng thời hít vào phổi những loại hương tổng hợp nguy hại.

Surfactant cũng có mặt trong sản phẩm tẩy rửa hữu cơ nhưng nó không chứa các thành phần nguy hại như APEs, mà cụ thể là NPE (hóa chất có thể phá vỡ cấu trúc hormone trong cơ thể động vật và con người).

Sản phẩm tẩy rửa hữu cơ đắt hơn sản phẩm thông thường cũng vì những đặc tính vượt trội này.

Seventh Generation

Nước rửa bát hữu cơ không chỉ bảo vệ đôi tay, tránh ô nhiễm nguồn nước mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe khi ăn uống

[related-products]

Trong sản phẩm hữu cơ có gì?

Nguyên tố quan trọng nhất cấu thành sản phẩm hữu cơ là carbon. Carbon tồn tại trong dầu thực vật, dầu hỏa hoặc những nhiên liệu hóa thạch khác (than, khí ga tự nhiên…). Trong đó, carbon xuất phát từ dầu thực vật là tốt hơn cả. Người ta dùng 5 mức độ để xác định tính chất của các thành phần có chứa carbon:

Tự nhiên (Natural): Các thành phần chuyển hóa từ dầu thực vật mà không qua xử lý bằng hóa chất được xem là thành phần tự nhiên, chẳng hạn tinh chất dầu được sử dụng để tạo hương lavender.

– Nguồn gốc thực vật (Plant-derived): Một số thành phần chứa carbon tồn tại trên thực vật, nhưng đã được chuyển hóa từ trạng thái tự nhiên vốn có thành một trạng thái khác để đưa vào sản phẩm. Chẳng hạn, sodium lauryl sulfate (SLS) chứa carbon được chiết xuất hoàn toàn từ dầu dừa hay dầu nhân cọ rồi kết hợp với lưu huỳnh và ô-xi (hai nguyên tố tự nhiên) để tạo ra chất có khả năng tẩy. Trong trường hợp này, SLS là thành phần có nguồn gốc thực vật.

– Dựa trên cơ sở thực vật (Plant-Based): Đôi khi dầu thực vật được bổ sung một lượng tối thiểu carbon từ các nguồn khác để gia tăng chất lượng. Chỉ cần carbon trong hỗn hợp dầu này xuất phát trên 50% từ thực vật, thành phần chiết xuất từ đó sẽ được xác định là dựa trên cơ sở thực vật. Chẳng hạn, chất lauramine oxide chứa trung bình 12,5 loại carbon từ dầu thực vật và 2 loại carbon từ khí tự nhiên hay dầu hỏa.

– Tổng hợp từ thực vật (Plant-Modified Synthetic): Khi từ 50% trở lên lượng carbon trong một chất có nguồn gốc không phải từ thực vật, nó sẽ được gọi là chất tổng hợp từ thực vật. Chẳng hạn, ppg-10-laureth-7 dùng chế tạo sản phẩm nước rửa bát là một chất tổng hợp từ thực vật.

– Tổng hợp (Synthetic): Nếu carbon trong một chất có nguồn gốc từ dầu hỏa hay khí ga tự nhiên, chất đó sẽ được gọi là chất tổng hợp. Chẳng hạn methylisothiazolinone dùng làm chất bảo quản trong rất nhiều sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh cơ thể là một chất tổng hợp.

Hiện nay, không có chất bảo quản tự nhiên nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong tẩy rửa, nên trong sản phẩm hữu có vẫn có thể chứa chất bảo quản tổng hợp.

Seventh Generation

Trong thành phần sản phẩm hữu có ghi rõ không chứa phosphate, chứa tinh chất dầu tự nhiên, sodium lauryl sulfate có nguồn gốc thực vật và chất bảo quản tổng hợp methylisothiazolinone

 

Nhiều thành phần trong sản phẩm hữu cơ không chứa carbon mà tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất, chẳng hạn sodium chloride. Nếu một khoáng chất được sử dụng để chế tạo ra một chất mới, chất mới sẽ được gọi là có gốc khoáng chất (mineral-derived) hay dựa trên cơ sở khoáng chất (mineral-based). Chẳng hạn sodium percarbonate được sử dụng như một chất tẩy vết bẩn trong bột giặt, bột rửa bát hay sodium hydroxide, dùng để điều chỉnh độ pH trong nước giặt.

Theo Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua