Niềm đam mê với công việc cũng không thể cứu ta khỏi trạng thái mất tập trung lúc 2 giờ chiều. Thời điểm này, não bộ sẽ bắt đầu đình trệ. Đồng thời gây ra cảm giác uể oải vô cùng. Đầu óc bắt đầu lơ đãng và rất khó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Các chuyên gia sức khoẻ tâm thần khuyên chúng ta thực hiện một hoạt động nhằm thay đổi tinh thần ngay lúc ấy. Nó giúp ta tái tạo sự tập trung cũng như tiếp thêm năng lượng để vượt qua quãng thời gian còn lại trong ngày.
“Thay đổi hoạt động chính là cách để thay đổi trạng thái tinh thần.” Dave Spiegel – giám đốc Y tế của Trung tâm Y học Tích hợp trường Y Đại học Stanford cho hay.
Đọc một chương trong cuốn sách yêu thích
Hãy thử làm mới nguồn năng lượng bằng một cuốn sách. Để bản thân hoàn toàn đắm chìm trong thế giới hư cấu từ sách truyện là cách giải toả tâm trí hữu hiệu. Tiến sĩ Spiegel chia sẻ hành động “ngắt kết nối” tạm thời với công việc sẽ giúp bạn thoát khỏi trạng thái thiếu tập trung lúc ban đầu. Sau khi mức độ căng thẳng giảm xuống, hãy “kết nối lại” và hoàn thành công việc còn dở dang.
Nhấm nháp đồ ăn nhẹ
Cách nhanh nhất để xốc lại tinh thần là lấp đầy dạ dày của bạn bằng một món ăn nhẹ. Hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh. Vì bạn có thể ăn một cách ngon miệng mà không sợ tăng cân. Khoảng 2-3 giờ chiều là thời điểm thích hợp cho hoạt động này.
Dọn dẹp lại không gian xung quanh
Chúng ta thường có xu hướng đặt công việc lên đầu và bỏ qua bản thân. Hãy thử đảo ngược mối quan tâm một chút bằng cách dành thời gian sắp xếp lại bàn làm việc. Biết đâu sau hoạt động “nhấn nút F5” cho không gian quanh mình, tinh thần bạn cũng sẽ được tiếp thêm năng lượng thì sao?
Cố gắng không sử dụng caffein
Quả là một gợi ý khó khăn cho những ai nghiền cà phê. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng các chất làm thay đổi tâm trạng tức thì như caffeine. Việc uống cà phê vào buổi chiều sẽ khiến bạn mất ngủ khi đêm xuống. Đồng thời gây ra căng thẳng và mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau.
Xem các chương trình giải trí
Nếu được phép, bạn nên xem TV giữa ngày làm việc để thư giãn tinh thần. Tác dụng của nó tương tự đọc một cuốn sách hay vậy. Bạn có thể chọn chương trình hài hước để giải toả căng thẳng với những tràng cười thả ga.
Chợp mắt trong khoảng 20 phút
Chợp mắt khoảng 20 phút là thời gian vừa đủ để xoa dịu sự căng thẳng của não bộ. Bên cạnh đó giúp mắt có cơ hội nghỉ ngơi. Sau hoạt động này, chắc chắn bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoàn thành nốt công việc còn dang dở.
Đi bộ nhanh
Vận động nhẹ nhàng ở nơi làm việc giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) chỉ ra rằng đi bộ nhanh khoảng 2 tiếng/lần. Mỗi lần 10-15 phút làm giảm căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt.
Sắp xếp công việc một cách hợp lý
Các cuộc nghiên cứu hiệu suất chỉ ra người lao động bắt đầu giảm sức tập trung từ giữa buổi chiều. Thậm chí 2-4 giờ chiều là thời điểm có hiệu suất làm việc thấp nhất trong ngày. Chính vì thế bạn hãy chủ động sắp xếp công việc nhẹ nhàng, ít vận dụng trí óc vào khoảng thời gian này.
Nghe những bản nhạc cùng tâm trạng
Nghe nhạc là hoạt động có khả năng điều chỉnh cảm xúc và tiếp thêm năng lượng cho con người. Bạn không nhất thiết phải nghe những bản nhạc tích cực, yêu đời. Thay vào đó, hãy chọn nhạc phù hợp với tâm trạng của bản thân. Vừa đi bộ vừa nghe nhạc không lời giúp bạn nhanh chóng lấy lại nguồn cảm hứng làm việc.
Chủ động đặt tên cho cảm xúc
Chủ động gọi tên cảm xúc giúp bạn kiểm soát tâm trạng của mình. Bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng cảm giác uể oải và chán nản đang dần xuất hiện. Viết vào giấy, điên thoại hay bất kì thứ gì mà bạn cảm nhận được ở thời điểm hiện tại. Sau đó tìm cách giải quyết chúng bằng các hoạt động tiếp thêm năng lượng nêu trên.
Tiếp Thị Gia Đình