Theo chuyên gia dinh dưỡng Tamara Duker Freuman, khi mùi cơ thể trở nên khó chịu cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Nếu chế độ ăn uống của bạn không thay đổi nhưng mùi cơ thể bỗng trở nên bất thường, hãy thử kiểm tra một vài vấn đề sau:
Căng thẳng
Nếu mùi hôi từ không xuất phát từ thực phẩm, hãy chú trọng đến trạng thái tâm lý. Bởi một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mùi cơ thể thay đổi chính là stress. Theo nghiên cứu từ Mayo Clinic, tuyến mồ hôi dầu trong cơ thể sẽ sản sinh nhiều hơn khi bạn bị căng thẳng. Từ đó, cơ thể bạn trở nên nặng mùi hơn dù vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh về gan
Gan là cơ quan trao đổi chất và giải độc quan trọng nhất của cơ thể. Nếu có biểu hiện hôi miệng hoặc ngửi thấy mùi ngai ngái như vị đắng. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh về gan. Bởi khi chức năng gan bị suy giảm, sự bài tiết chất độc trong cơ thể sẽ bị cản trở và đào thải qua mồ hôi.
Đái tháo đường
Hơi thở có mùi trái cây cũng được xem là dấu hiệu nghiêm trọng cho sức khoẻ. Theo các bác sĩ ở Boston (Mỹ), mùi hương lạ thoát ra từ cơ thể cũng có thể là biến chứng của loại bệnh đái tháo đường. Bởi khi bạn mắc bệnh cũng là lúc cơ thể không sản xuất đủ insulin. Lúc này, các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để bù đắp, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo. Từ đó, dẫn đến hiện tượng tích tụ nhiều xeton trong máu và nước tiểu. Xeton càng cao mùi cơ thể sẽ càng xuất hiện nhiều.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ
Nếu chăm chỉ đánh răng đều đặn mà mùi hôi miệng vẫn còn kéo dài, rất có thể bạn đã ngưng thở trong lúc ngủ. Đây là một hiện tượng rối loạn. Chúng xảy ra khi chúng ta bước vào giấc ngủ và thở bằng miệng suốt cả đêm. Nguyên nhân mùi hôi được xác định là do vi khuẩn sản sinh quá nhiều. Từ đó, khiến khoang miệng có mùi trứng thối.
Trào ngược dạ dày
Thường xuyên ợ hơi và hay để lại vị chua trong miệng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bởi lúc này, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng. Từ đó khiến người bệnh bị hôi miệng. Ngoài ra, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ gặp phải vi khuẩn dễ phát triển thành mùi hôi.
Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe khác có thể làm mùi hơi thở và mùi mồ hôi trở nên khó chịu như thận, bao tử… Với những trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cụ thể.
Tiếp Thị Gia Đình