
Bạn có biết tác hại ngoáy mũi là gì không? Ảnh: Shutterstock
Nhiều người xem việc ngoáy mũi như cách vệ sinh khoang mũi, lấy đi các chất bẩn trong đó. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi chúng ta ngoáy mũi quá thường xuyên, và đặc biệt là dùng chính ngón tay của mình, rất có thể gây ra những tổn thương và nhiều tác hại khác.
Tác hại ngoáy mũi: Hàng loạt trục trặc hô hấp bắt nguồn từ tổn thương niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi có cấu trúc tương tự một lớp màng nhầy. Nó đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ của màng mô liên kết luôn ổn định. Khi bụi mịn, vi khuẩn, vi trùng đi vào mũi, ngay lập tức chúng bị chất nhầy cản lại. Sau đó chất nhầy bao phủ lấy dị nguyên, được lông mũi di chuyển đến phía tiền đình mũi để loại bỏ. Thứ mà chúng ta gọi là rỉ mũi.
Tác hại ngoáy mũi có thể làm lớp niêm mạc tổn thương. Điều này vô tình dẫn đến các kích ứng nhạy cảm như hắt hơi, chảy nước mũi, chảy máu mũi. Về lâu dài, khi những xâm lấn “mạnh bạo” hơn, niêm mạc mũi bị tổn thương nhiều hơn sẽ gây ra viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi (u lành tính), viêm mũi vận mạch… Đối với những người dễ bị dị ứng, việc ngoáy mũi sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi tiền đình. Da mũi bị khô, đau và hình thành sưng đỏ ở mũi.
Khi vô tư ngoáy mũi, bạn cũng có thể vô tình mang vi khuẩn bám trên ngón tay vào tận khoang mũi.
70% nam giới có thói quen ngoáy mũi nơi công cộng. Nữ giới chỉ có 10%.
Vệ sinh mũi đúng cách không khó
Ngoài vệ sinh mũi bằng các phương pháp truyền thống như rửa mũi bằng nước sạch, nước muối sinh lý, cách tốt nhất là dùng các sản phẩm dung dịch xịt mũi có chứa nước biển sâu, ở dạng phun sương.
Bước 1: Rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó, lắc đều chai dung dịch xịt mũi nhiều lần trước khi sử dụng.
Bước 2: Nếu là người lớn, bạn có thể đứng hoặc ngồi, hơi cúi người về phía trước và cúi đầu. Trước khi rửa mũi, nên hỉ hết dịch mũi ra ngoài nếu có.
Với trẻ nhỏ, bạn nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và lót khăn dưới đầu, cổ cho trẻ. Giữ nhẹ đầu trẻ để phòng khi giãy giụa trong quá trình rửa mũi.
Bước 3: Đặt đầu chai xịt mũi vào trong lỗ mũi, xịt nhanh nhưng không quá mạnh để dung dịch đi vào trong.
Bước 4: Hỉ mũi nhẹ nhàng và lau sạch bằng khăn mềm. Trong khi xịt và sau khi xịt, không nên hít quá mạnh vì sẽ khiến dung dịch đi thẳng xuống họng mà không đọng lại trong hố mũi để làm sạch mũi.
Đừng dọn sạch hàng lông mũi
Mỗi phút chúng ta thở ra hay hít vào 6.000 – 8.000 lít không khí. Với lượng lớn như thế chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi.
Vì sao chúng ta vẫn ổn? Một phần rất lớn nhờ vào lông mũi. Lông mũi được coi là hàng rào ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút… gây hại xâm nhập. Đồng thời, lông mũi còn làm ấm không khí khi chúng ta hít thở. Mặc dù rất hữu ích nhưng nhiều người lại muốn loại bỏ lông mũi vì lý do cá nhân hoặc văn hóa. Bạn có thể tỉa gọn nhưng đừng dọn sạch. Đặc biệt là không dùng tay bứt/nhổ. Lông mũi là một phần tự nhiên của cơ thể. Thứ gì tồn tại trên cơ thể chúng ta đều có tác dụng riêng của nó.
Bài: Alexis
Tiếp Thị Gia Đình